Nhằm giảm lạm phát trong thời gian tới, Bộ Tài chính vừa đề xuất sáu giải pháp, với việc tăng cường thiết lập kỷ luật cho chính sách tiền tệ.
Theo Bộ Tài chính, điều kiện tiên quyết để giảm tốc độ lạm phát là chính sách tiền tệ phải tạo tín hiệu cho người dân nhận thức rõ Chính phủ sẽ quyết tâm duy trì một tốc độ lạm phát ổn định.
Để thực hiện được điều này, Ngân hàng Nhà nước ổn định tốc độ tăng cung tiền, đồng thời xây dựng lộ trình giảm dần việc kiểm soát lãi suất và hướng tới lãi suất sẽ do thị trường quyết định tùy theo mức cung tiền. Hình thức tiếp theo là áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
Ngân hàng Nhà nước cam kết duy trì tốc độ lạm phát ở một mức nhất định, từng bước nâng cao vai trò của trái phiếu chính phủ như là công cụ quan trọng để điều tiết lượng cung tiền; công khai minh bạch các chỉ tiêu như cung tiền, tín dụng, lãi suất....
Biện pháp tiếp theo được cơ quan này đưa ra là cải cách hệ thống tài chính theo hướng tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng và của cả hệ thống ngân hàng thương mại để giảm mặt bằng lãi suất. Để thực hiện việc này, cần phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp nhằm hình thành kênh huy động vốn khác; giảm sự phụ thuộc vào vốn do ngân hàng cung cấp. Đồng thời, việc tái cơ cấu tập đoàn kinh tế phải được đẩy mạnh, cải cách hệ thống ngân hàng, xử lý và lành mạnh hóa các khoản nợ xấu.
Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm tình trạng đôla hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa và xem xét lại phương pháp theo dõi lạm phát.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã khá cao so với các nước trên thế giới. Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình của giai đoạn 2001-2005 (5,35%) đứng thứ 67 thế giới và của giai đoạn 2006-2010 (11,5%) đứng thứ 24 thế giới. Nếu xét trong khu vực, ngoại trừ năm 2009, từ năm 2007 đến 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực. Năm 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 11,75% cao gấp 1,5 lần tỷ lệ lạm phát ở Ấn Độ; gấp hơn 3 lần của Trung Quốc và gấp 8 lần của Thái Lan./.
Theo Bộ Tài chính, điều kiện tiên quyết để giảm tốc độ lạm phát là chính sách tiền tệ phải tạo tín hiệu cho người dân nhận thức rõ Chính phủ sẽ quyết tâm duy trì một tốc độ lạm phát ổn định.
Để thực hiện được điều này, Ngân hàng Nhà nước ổn định tốc độ tăng cung tiền, đồng thời xây dựng lộ trình giảm dần việc kiểm soát lãi suất và hướng tới lãi suất sẽ do thị trường quyết định tùy theo mức cung tiền. Hình thức tiếp theo là áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
Ngân hàng Nhà nước cam kết duy trì tốc độ lạm phát ở một mức nhất định, từng bước nâng cao vai trò của trái phiếu chính phủ như là công cụ quan trọng để điều tiết lượng cung tiền; công khai minh bạch các chỉ tiêu như cung tiền, tín dụng, lãi suất....
Biện pháp tiếp theo được cơ quan này đưa ra là cải cách hệ thống tài chính theo hướng tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng và của cả hệ thống ngân hàng thương mại để giảm mặt bằng lãi suất. Để thực hiện việc này, cần phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp nhằm hình thành kênh huy động vốn khác; giảm sự phụ thuộc vào vốn do ngân hàng cung cấp. Đồng thời, việc tái cơ cấu tập đoàn kinh tế phải được đẩy mạnh, cải cách hệ thống ngân hàng, xử lý và lành mạnh hóa các khoản nợ xấu.
Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm tình trạng đôla hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa và xem xét lại phương pháp theo dõi lạm phát.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã khá cao so với các nước trên thế giới. Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình của giai đoạn 2001-2005 (5,35%) đứng thứ 67 thế giới và của giai đoạn 2006-2010 (11,5%) đứng thứ 24 thế giới. Nếu xét trong khu vực, ngoại trừ năm 2009, từ năm 2007 đến 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực. Năm 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 11,75% cao gấp 1,5 lần tỷ lệ lạm phát ở Ấn Độ; gấp hơn 3 lần của Trung Quốc và gấp 8 lần của Thái Lan./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)