Trong nỗ lực chung của quốc tế, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) Glenn Stevens ngày 26/8 đã kêu gọi Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ, đồng thời tăng cường thảo luận độc lập với các quan chức Trung Quốc về vấn đề này.
Ông nói rằng xét về mặt khách quan, đồng nhân dân tệ nên được điều chỉnh lên mức cao giá hơn hiện nay và trên thực tế có rất nhiều người đã nói với lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề này. Kinh tế thế giới sẽ được hưởng lợi nếu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc linh hoạt hơn.
Ông Stevens thừa nhận Bắc Kinh đã có một số thay đổi trong chính sách tỷ giá hối đoái, song những điều chính đó còn ít. Theo ông, kinh tế thế giới và chính người dân Trung Quốc sẽ được lợi nếu tỷ giá đồng nhân dân tệ linh hoạt hơn nữa.
Trong những ngày gần đây, Bộ trưởng Tài chính Australia Wayne Swan cũng đã lên tiếng cảnh báo về tỷ giá thấp của đồng nhân dân tệ, đồng thời thúc giục các nền kinh tế đang phát mạnh nên thực thi các chính sách nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa và hướng tới một tỷ giá hối đoái mang tính thị trường hơn. Đầu tuần tới, ông Swan sẽ tới Trung Quốc để hội đàm với lãnh đạo nước chủ nhà về nhiều vấn đề.
Quan chức và chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới nhận định rằng đồng nhân dân tệ được định giá thấp mang lại cho Trung Quốc lợi thế cạnh tranh không công bằng trong buôn bán quốc tế, vì đồng nội tệ yếu giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có giá thấp hơn và ngược lại hàng nước ngoài nhập vào Trung Quốc lại đắt hơn, khiến các đối thủ nước ngoài mất khả năng cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên, gần đây Bắc Kinh đã cho thấy họ có dấu hiệu sẵn sàng nâng tỷ giá đồng nội tệ và thực tế là đồng tiền này đã mạnh dần lên so với đồng USD kể từ giữa năm 2010 tới nay, sau khi Trung Quốc nới lỏng việc cố định tỷ giá đồng nhân dân tệ với đồng USD - động thái vốn được áp dụng từ năm 2008 nhằm bảo vệ các nhà xuất khẩu của nước này trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trung Quốc hiện là thị trường chủ chốt nhập khẩu và tiêu thụ nguồn tài nguyên khoáng sản của Australia và theo ông Stevens, Canberra đang ở vị thế vững vàng để đối phó với bất kỳ bất ổn nào thêm nữa của nền tài chính toàn cầu, mà vị thế này có được một phần quan trọng là nhờ triển vọng tăng trưởng vững vàng của các nền kinh tế phát triển nhanh tại châu Á, trong đó có Trung Quốc./.
Ông nói rằng xét về mặt khách quan, đồng nhân dân tệ nên được điều chỉnh lên mức cao giá hơn hiện nay và trên thực tế có rất nhiều người đã nói với lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề này. Kinh tế thế giới sẽ được hưởng lợi nếu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc linh hoạt hơn.
Ông Stevens thừa nhận Bắc Kinh đã có một số thay đổi trong chính sách tỷ giá hối đoái, song những điều chính đó còn ít. Theo ông, kinh tế thế giới và chính người dân Trung Quốc sẽ được lợi nếu tỷ giá đồng nhân dân tệ linh hoạt hơn nữa.
Trong những ngày gần đây, Bộ trưởng Tài chính Australia Wayne Swan cũng đã lên tiếng cảnh báo về tỷ giá thấp của đồng nhân dân tệ, đồng thời thúc giục các nền kinh tế đang phát mạnh nên thực thi các chính sách nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa và hướng tới một tỷ giá hối đoái mang tính thị trường hơn. Đầu tuần tới, ông Swan sẽ tới Trung Quốc để hội đàm với lãnh đạo nước chủ nhà về nhiều vấn đề.
Quan chức và chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới nhận định rằng đồng nhân dân tệ được định giá thấp mang lại cho Trung Quốc lợi thế cạnh tranh không công bằng trong buôn bán quốc tế, vì đồng nội tệ yếu giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có giá thấp hơn và ngược lại hàng nước ngoài nhập vào Trung Quốc lại đắt hơn, khiến các đối thủ nước ngoài mất khả năng cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên, gần đây Bắc Kinh đã cho thấy họ có dấu hiệu sẵn sàng nâng tỷ giá đồng nội tệ và thực tế là đồng tiền này đã mạnh dần lên so với đồng USD kể từ giữa năm 2010 tới nay, sau khi Trung Quốc nới lỏng việc cố định tỷ giá đồng nhân dân tệ với đồng USD - động thái vốn được áp dụng từ năm 2008 nhằm bảo vệ các nhà xuất khẩu của nước này trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trung Quốc hiện là thị trường chủ chốt nhập khẩu và tiêu thụ nguồn tài nguyên khoáng sản của Australia và theo ông Stevens, Canberra đang ở vị thế vững vàng để đối phó với bất kỳ bất ổn nào thêm nữa của nền tài chính toàn cầu, mà vị thế này có được một phần quan trọng là nhờ triển vọng tăng trưởng vững vàng của các nền kinh tế phát triển nhanh tại châu Á, trong đó có Trung Quốc./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)