Tuy nhiên, sự suy yếu của USD trong thời gian gần đây đã phần nào giúp xoa dịunhững lo ngại đó, khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ được định giá bằng đồng "đồng bạcxanh" có xu hướng gia tăng.
Ngày 17/5, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2011 trên thị trường New York giảm 46xu, đóng cửa ở mức 96,91 USD/thùng - thấp nhất trong vòng 12 tuần qua; còn tạithị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2011 cũng giảm 2,74 USD,xuống còn 109,99 USD/thùng.
Tuy nhiên, phiên giao dịch ngày 18/5 tại Sàn giao dịch điện tử Singapore lạidiễn biến theo chiều ngược lại, khi giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2011 và giádầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2011 lần lượt tăng 79 xu và 60 xu, đạt mức 97,70USD/thùng và 110,59 USD/thùng, nhưng giới phân tích cho rằng những lo ngại vềtriển vọng nhu cầu năng lượng của Mỹ sẽ là nhân tố hạn chế đà tăng giá.
Báo cáo của Bộ thương mại Mỹ cho hay hoạt động xây dựng nhà ở của nước này trongtháng 4/2011 đã tụt dốc, giảm 10,6% so với tháng trước đó, trong khi số giấyphép xây dựng nhà ở cũng giảm tương ứng 4%, khiến nền kinh tế lớn nhất thế giớicàng "lún sâu" vào cuộc khủng hoảng nhà ở đã diễn ra trong vài năm trở lại đây.
Bên cạnh diễn biến kinh tế Mỹ, hoạt động kinh tế của Trung Quốc và khu vực đồngtiền chung châu Âu cũng tạo sức ép lên giá dầu.
Giới đầu tư đang nóng lòng chờ báo cáo hàng tuần về dự trữ dầu mỏ của Bộ Nănglượng Mỹ (DoE), dự kiến sẽ công bố vào cuối ngày 18/5.
Các chuyên gia dự báo rằng báo cáo tuần này của DoE sẽ cho thấy sự gia tăngtrong dự trữ dầu thô và các loại dầu khác của Mỹ, tuy nhiên lượng tiêu thụ dầumỏ của nước này lại có khả năng giảm./.