Thiết bị nhận dạng sinh trắc học của Materna IPS (Đức) được lắp đặt tại Sân bay Quốc tế Haneda ở Tokyo

TOKYO, NHẬT BẢN – Newsaktuell – Ngày 2 tháng 9 năm 2021 – Sân bay Quốc tế Tokyo (HANEDA), sân bay lớn thứ 4 trên thế giới, đã chọn nhà cung cấp bảo mật của Đức để trang bị hệ thống Materna IPS One ID tự phục vụ cho việc nhận dạng sinh trắc học. […]

TOKYO, NHẬT BẢN – Newsaktuell – Ngày 2 tháng 9 năm 2021 – Sân bay Quốc tế Tokyo (HANEDA), sân bay lớn thứ 4 trên thế giới, đã chọn nhà cung cấp bảo mật của Đức để trang bị hệ thống Materna IPS One ID tự phục vụ cho việc nhận dạng sinh trắc học.

Khu vực nhận dạng Sinh trắc học đối với hành khách tại sân bay Haneda ở Tokyo Hành khách tại khu vực nhận dạng Sinh trắc học tại sân bay Haneda ở Tokyo

Qua xác minh 1: 1, ảnh chụp nhận dạng (ID) do Chính phủ cấp của hành khách sẽ khớp với ảnh chụp tại khu vực lắp đặt thiết bị nhận dạng sinh trắc học (biometric identification). Kết quả là hành khách có thể đăng ký vào hệ thống Face Express của các sân bay, khiến nó trở thành sự hợp tác độc đáo của cả hai hệ thống. Bằng cách đó, Sân bay Tokyo Haneda đảm bảo quy trình xử lý hành khách rất hợp lý, đồng thời cải thiện hiệu quả và an ninh của sân bay.

Hệ thống nhận dạng khuôn mặt “Face Express” ở Sân bay Haneda nhằm tăng tốc quá trình lên máy bay và mang lại trải nghiệm làm thủ tục không tiếp xúc cho hành khách.

Bằng cách cung cấp cho hành khách nhận dạng bản thân tại điểm tiếp xúc tự phục vụ, việc tiếp xúc vật lý với nhân viên sân bay và nguy cơ lây nhiễm sẽ được giảm thiểu. Công nghệ không tiếp xúc đã trở thành một cách thức quan trọng để duy trì các tiêu chuẩn an ninh nghiêm ngặt trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát.

Năm ngoái, Materna IPS đã lắp đặt thành công tổng số 104 kiosk tự gửi hành lý tại Nhà ga số 2 và 3 của sân bay Haneda. Các kiosk này hiện đã được nâng cấp bằng quy trình xác thực sinh trắc học duy nhất (Face Express) có sự hợp tác với Collins Aerospace.

Ông Yuya Yamazaki, Giám đốc Dự án kỹ thuật của Tổng công ty Cảng hàng không quốc tế Tokyo (Tokyo International Air Terminal Corporation – TIAT), cho biết: “Thay mặt TIAT bao gồm cả cấp quản lý, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Materna IPS đã thực hiện chương trình này ngay trước Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020. Đây chính là một trong những mục tiêu của chúng tôi ở dự án này”.

Với việc triển khai dự án lớn này tại Sân bay Quốc tế Tokyo (HANEDA), Materna IPS tiếp tục thâm nhập thị trường Nhật Bản và đang mở rộng sự hiện diện và hoạt động quốc tế của mình.

Bằng việc nâng cấp hệ thống Bảo mật theo thiết kế (Security by Design – SBD) của Sân bay Haneda với hành trình sinh trắc học không chỉ làm tăng đáng kể hiệu quả và an ninh của sân bay, mà còn cho phép Materna IPS mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường Nhật Bản và mở rộng tăng trưởng trên thị trường quốc tế.

Thông tin về Materna IPS GmbH

Materna IPS GmbH (Intelligent Passenger Solutions – IPS: Giải pháp hành khách thông minh) là một trong những nhà cung cấp các thiết bị bảo mật nổi tiếng nhất cho các sân bay và hãng hàng không trên thế giới, cung cấp các giải pháp phục vụ hành khách tự động tại các sân bay. Phạm vi sản phẩm và dịch vụ của Materna IPS bao gồm việc triển khai phần cứng và phần mềm cũng như dịch vụ và bảo trì. Các chi nhánh quốc tế của Materna IPS tại Mỹ, Canada, Ấn Độ và Vương quốc Anh cho phép công ty hỗ trợ khách hàng của họ một cách cá nhân và phản ứng nhanh chóng và chuyên nghiệp với các yêu cầu của thị trường.

Materna IPS GmbH là công ty con 100% vốn của Materna Information & Communications SE có trụ sở chính tại Đức. Tập đoàn Materna hiện sử dụng hơn 2.600 nhân viên làm việc trên khắp thế giới và đạt doanh thu 355,1 triệu euro vào năm 2020.

Hình ảnh có sẵn tại AP Images (http://www.apimages.com)

#MaternaIPS

Tin cùng chuyên mục