Căng thẳng leo thang giữa hai quốc gia láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khi ngày 3/10, Thổ Nhĩ Kỳ gửi thư kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có "hành động cần thiết" để ngăn chặn các cuộc tấn công từ Syria vào lãnh thổ nước này.
Lời kêu gọi được đưa ra sau vụ nã pháo từ Syria qua biên giới làm năm công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng cùng ngày, và Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả bằng đạn pháo vào các mục tiêu ở Syria. Trong khi đó, chính quyền Syria cho biết đang tiến hành điều tra vụ việc, đồng thời kêu gọi tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Syria.
Đây là vụ tấn công đầu tiên từ Syria gây thương vong cho phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong thư gửi Đại sứ Guatemala, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên hợp quốc Ertugrul Apakan nhấn mạnh: "Đây là một hành động xâm lược của Syria chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế cũng như làm tổn hại hòa bình và an ninh quốc tế."
Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Hội đồng Bảo an có hành động cần thiết để "chấm dứt những hành động xâm lược như vậy và đảm bảo rằng Syria tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ."
[Pháo từ Syria bắn sang Thổ Nhĩ Kỳ gây thương vong]
Theo các nhà ngoại giao tại Liên hợp quốc, dự kiến Hội đồng Bảo an sẽ đưa ra một tuyên bố về vụ tấn công này.
Trong phản ứng của mình, Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zubi nói rằng khi xảy ra sự cố biên giới, các nước liên quan cần giải quyết vấn đề một cách "thận trọng, khôn ngoan, hợp lý và có trách nhiệm."
Ông An Dubi cho biết chính quyền Syria đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ nã pháo. Theo quan chức này, khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nơi có nhiều tuyến đường buôn lậu vũ khí và đạn dược của các nhóm khủng bố có vũ trang.
Trước đó, các quả đạn pháo từ Syria đã rơi vào thị trấn Akcakale thuộc tỉnh biên giới Sanliurfa ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, làm năm phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, và 13 người bị thương. Đây là vụ tấn công nghiêm trọng nhất kể từ tháng Sáu, thời điểm Syria bắn rơi một máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ làm hai phi công thiệt mạng và khiến Ankara đưa vụ việc này lên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Văn phòng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã ra tuyên bố lên án vụ tấn công này, đồng thời cho biết các lực lượng biên phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả bằng đạn pháo vào các mục tiêu ở Syria. Tuyên bố nói rằng "Thổ Nhĩ Kỳ hành động phù hợp với những quy định đã cam kết và luật pháp quốc tế, và không bao giờ cho phép các hành động khiêu khích như vậy của Syria nhằm vào an ninh quốc gia mà không bị đáp trả."
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu bày tỏ "mối lo ngại sâu sắc nhất" của Thổ Nhĩ Kỳ tới Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Ông Davutoglu cũng đã thảo luận với Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) chuyên trách về Syria Lakhdar Brahimi.
Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi Ngoại trưởng Davutoglu duy trì mọi kênh liên lạc với chính quyền Syria nhằm giảm nguy cơ căng thẳng leo thang thành xung đột.
Tổng thư ký cũng kêu gọi Damacus "tôn trọng đầy đủ sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng," đồng thời kêu gọi tất cả các bên giảm căng thẳng và hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Syria.
Tối 3/10, NATO đã họp khẩn cấp và ra tuyên bố đề nghị chấm dứt ngay lập tức "các hành động xâm lược" Thổ Nhĩ Kỳ. Tuyên bố lên án vụ nã pháo vì đã gây ra "mối lo ngại lớn nhất" đối với các nước thành viên NATO.
Các đại sứ của NATO cho rằng "hành động xâm lược" gần đây của Syria là vi phạm luật pháp quốc tế, là một "mối nguy hiểm hiện hữu và rõ ràng" đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó hồi tháng Sáu, NATO cũng có cuộc họp khẩn cấp theo đề nghị của Ankara sau vụ Syria bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và nhiều quan chức khác của Mỹ đã lên án vụ tấn công trên và bày tỏ đoàn kết với Ankara.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bà Clinton đã gọi điện cho Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Clinton cho rằng "tình hình đã đến mức rất nguy hiểm," song kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế./.
Lời kêu gọi được đưa ra sau vụ nã pháo từ Syria qua biên giới làm năm công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng cùng ngày, và Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả bằng đạn pháo vào các mục tiêu ở Syria. Trong khi đó, chính quyền Syria cho biết đang tiến hành điều tra vụ việc, đồng thời kêu gọi tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Syria.
Đây là vụ tấn công đầu tiên từ Syria gây thương vong cho phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong thư gửi Đại sứ Guatemala, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên hợp quốc Ertugrul Apakan nhấn mạnh: "Đây là một hành động xâm lược của Syria chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế cũng như làm tổn hại hòa bình và an ninh quốc tế."
Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Hội đồng Bảo an có hành động cần thiết để "chấm dứt những hành động xâm lược như vậy và đảm bảo rằng Syria tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ."
[Pháo từ Syria bắn sang Thổ Nhĩ Kỳ gây thương vong]
Theo các nhà ngoại giao tại Liên hợp quốc, dự kiến Hội đồng Bảo an sẽ đưa ra một tuyên bố về vụ tấn công này.
Trong phản ứng của mình, Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zubi nói rằng khi xảy ra sự cố biên giới, các nước liên quan cần giải quyết vấn đề một cách "thận trọng, khôn ngoan, hợp lý và có trách nhiệm."
Ông An Dubi cho biết chính quyền Syria đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ nã pháo. Theo quan chức này, khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nơi có nhiều tuyến đường buôn lậu vũ khí và đạn dược của các nhóm khủng bố có vũ trang.
Trước đó, các quả đạn pháo từ Syria đã rơi vào thị trấn Akcakale thuộc tỉnh biên giới Sanliurfa ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, làm năm phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, và 13 người bị thương. Đây là vụ tấn công nghiêm trọng nhất kể từ tháng Sáu, thời điểm Syria bắn rơi một máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ làm hai phi công thiệt mạng và khiến Ankara đưa vụ việc này lên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Văn phòng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã ra tuyên bố lên án vụ tấn công này, đồng thời cho biết các lực lượng biên phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả bằng đạn pháo vào các mục tiêu ở Syria. Tuyên bố nói rằng "Thổ Nhĩ Kỳ hành động phù hợp với những quy định đã cam kết và luật pháp quốc tế, và không bao giờ cho phép các hành động khiêu khích như vậy của Syria nhằm vào an ninh quốc gia mà không bị đáp trả."
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu bày tỏ "mối lo ngại sâu sắc nhất" của Thổ Nhĩ Kỳ tới Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Ông Davutoglu cũng đã thảo luận với Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) chuyên trách về Syria Lakhdar Brahimi.
Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi Ngoại trưởng Davutoglu duy trì mọi kênh liên lạc với chính quyền Syria nhằm giảm nguy cơ căng thẳng leo thang thành xung đột.
Tổng thư ký cũng kêu gọi Damacus "tôn trọng đầy đủ sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng," đồng thời kêu gọi tất cả các bên giảm căng thẳng và hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Syria.
Tối 3/10, NATO đã họp khẩn cấp và ra tuyên bố đề nghị chấm dứt ngay lập tức "các hành động xâm lược" Thổ Nhĩ Kỳ. Tuyên bố lên án vụ nã pháo vì đã gây ra "mối lo ngại lớn nhất" đối với các nước thành viên NATO.
Các đại sứ của NATO cho rằng "hành động xâm lược" gần đây của Syria là vi phạm luật pháp quốc tế, là một "mối nguy hiểm hiện hữu và rõ ràng" đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó hồi tháng Sáu, NATO cũng có cuộc họp khẩn cấp theo đề nghị của Ankara sau vụ Syria bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và nhiều quan chức khác của Mỹ đã lên án vụ tấn công trên và bày tỏ đoàn kết với Ankara.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bà Clinton đã gọi điện cho Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Clinton cho rằng "tình hình đã đến mức rất nguy hiểm," song kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế./.
(TTXVN)