Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cầm Đào, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ 11-15/10/2011.
Chuyến thăm nhằm tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ (năm 1991) đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt-Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Đến nay, hai nước đã ký nhiều Hiệp định cấp chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Việc trao đổi đoàn ở Trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai."
Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc (tháng 12/2000), hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hóa phương châm 16 chữ thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt."
Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt,” tạo cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài.
Năm 2010, hai nước đã kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực. Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh, duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các ban Đảng, sự hợp tác này ngày càng sinh động và đi vào thực chất.
Hai Đảng cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận, hợp tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ... Đặc biệt, giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước được duy trì thường xuyên thông qua các hoạt động giao lưu, gặp gỡ hữu nghị...
Quan hệ hợp tác giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh của hai nước được tăng cường thêm một bước với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003). Một số hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng được hai bên coi trọng và tổ chức đều đặn.
Quan hệ giữa các địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, tổ chức hội thảo, triển lãm...
Hàng năm, lãnh đạo Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc đều sang thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh, khu với các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng như các địa phương nằm trong "Hai hành lang, một vành đai."
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng nhanh. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch song phương đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm so với mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra là đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đến năm 2010, con số này đã vượt xa hơn nữa, đạt hơn 27 tỷ USD. 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai nước đã đạt 15,7 tỷ USD.
Mấy năm gần đây, đầu tư vào Việt Nam của Trung Quốc ngày càng tăng, tính đến tháng 7/2010, Trung Quốc có 805 dự án đầu tư trực tiếp đang triển khai ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD, đứng 14 trên tổng số 92 quốc gia và khu vực có đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra, những năm qua, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa- thể thao... cũng được đẩy mạnh.
Tiềm năng phát triển của mối quan hệ Việt-Trung là rất lớn, trong chuyến thăm chính thức lần này tới Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự kiến lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ cùng trao đổi các vấn đề trong quan hệ hai nước, trong đó có các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục...
Với sự cố gắng chung của cả hai bên, mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepan, Bhutan (phía Tây Nam), với Myanmar, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông).
Đất nước Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2 và có dân số hơn 1,34 tỷ người. Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó, chủ yếu là dân tộc Hán, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc).
Trung Quốc có 31 tỉnh, thành phố, gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Từ khi thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể và trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới.
Năm 2010, kinh tế Trung Quốc tăng 10,3%, cao nhất trong 3 năm qua. Với tổng GDP đạt khoảng 5.880 tỷ USD, kinh tế Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Trong 5 năm tới (2011-2016), Trung Quốc đặt ra kế hoạch đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 7%../.
Chuyến thăm nhằm tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ (năm 1991) đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt-Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Đến nay, hai nước đã ký nhiều Hiệp định cấp chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Việc trao đổi đoàn ở Trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai."
Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc (tháng 12/2000), hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hóa phương châm 16 chữ thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt."
Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt,” tạo cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài.
Năm 2010, hai nước đã kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực. Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh, duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các ban Đảng, sự hợp tác này ngày càng sinh động và đi vào thực chất.
Hai Đảng cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận, hợp tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ... Đặc biệt, giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước được duy trì thường xuyên thông qua các hoạt động giao lưu, gặp gỡ hữu nghị...
Quan hệ hợp tác giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh của hai nước được tăng cường thêm một bước với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003). Một số hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng được hai bên coi trọng và tổ chức đều đặn.
Quan hệ giữa các địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, tổ chức hội thảo, triển lãm...
Hàng năm, lãnh đạo Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc đều sang thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh, khu với các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng như các địa phương nằm trong "Hai hành lang, một vành đai."
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng nhanh. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch song phương đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm so với mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra là đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đến năm 2010, con số này đã vượt xa hơn nữa, đạt hơn 27 tỷ USD. 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai nước đã đạt 15,7 tỷ USD.
Mấy năm gần đây, đầu tư vào Việt Nam của Trung Quốc ngày càng tăng, tính đến tháng 7/2010, Trung Quốc có 805 dự án đầu tư trực tiếp đang triển khai ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD, đứng 14 trên tổng số 92 quốc gia và khu vực có đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra, những năm qua, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa- thể thao... cũng được đẩy mạnh.
Tiềm năng phát triển của mối quan hệ Việt-Trung là rất lớn, trong chuyến thăm chính thức lần này tới Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự kiến lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ cùng trao đổi các vấn đề trong quan hệ hai nước, trong đó có các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục...
Với sự cố gắng chung của cả hai bên, mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepan, Bhutan (phía Tây Nam), với Myanmar, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông).
Đất nước Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2 và có dân số hơn 1,34 tỷ người. Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó, chủ yếu là dân tộc Hán, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc).
Trung Quốc có 31 tỉnh, thành phố, gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Từ khi thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể và trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới.
Năm 2010, kinh tế Trung Quốc tăng 10,3%, cao nhất trong 3 năm qua. Với tổng GDP đạt khoảng 5.880 tỷ USD, kinh tế Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Trong 5 năm tới (2011-2016), Trung Quốc đặt ra kế hoạch đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 7%../.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)