Sau một tháng dài tranh luận, ngày 22/12, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới giữa Mỹ và Nga.
Với 71 phiếu thuận và 26 phiếu chống, các thượng nghị sỹ Mỹ đã bỏ phiếu thông qua hiệp ước trên. Đây có thể được coi là một thắng lợi cả về mặt ngoại giao lẫn chính trị đối với Tổng thống Barack Obama và đúng như cam kết của ông rằng START mới sẽ được phê chuẩn trước kỳ nghỉ Giáng sinh.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ John Kerry khẳng định hiệp ước này "không chỉ đơn thuần là một thỏa thuận nhằm giải quyết những nguy hiểm còn sót lại từ thời kỳ hạt nhân cũ, mà còn là một thỏa thuận cung cấp cho chúng ta một công cụ quan trọng để ứng phó với những mối đe dọa trong thời kỳ hạt nhân mới này."
START mới, được Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ký tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc hồi tháng Tư năm nay, hạn chế số đầu đạn hạt nhân tối đa của mỗi nước xuống còn 1.550 trong vòng 7 năm tới, tức giảm khoảng 30% so với mức giới hạn năm 2002.
Hiệp ước này chính thức có hiệu lực khi được quốc hội hai nước phê chuẩn.
Trước đó, theo Đài tiếng nói nước Nga, trong cuộc điều tra dư luận do kênh truyền hình CNN của Mỹ tiến hành, hơn 70% người Mỹ được hỏi đã ủng hộ START trên./.
Với 71 phiếu thuận và 26 phiếu chống, các thượng nghị sỹ Mỹ đã bỏ phiếu thông qua hiệp ước trên. Đây có thể được coi là một thắng lợi cả về mặt ngoại giao lẫn chính trị đối với Tổng thống Barack Obama và đúng như cam kết của ông rằng START mới sẽ được phê chuẩn trước kỳ nghỉ Giáng sinh.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ John Kerry khẳng định hiệp ước này "không chỉ đơn thuần là một thỏa thuận nhằm giải quyết những nguy hiểm còn sót lại từ thời kỳ hạt nhân cũ, mà còn là một thỏa thuận cung cấp cho chúng ta một công cụ quan trọng để ứng phó với những mối đe dọa trong thời kỳ hạt nhân mới này."
START mới, được Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ký tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc hồi tháng Tư năm nay, hạn chế số đầu đạn hạt nhân tối đa của mỗi nước xuống còn 1.550 trong vòng 7 năm tới, tức giảm khoảng 30% so với mức giới hạn năm 2002.
Hiệp ước này chính thức có hiệu lực khi được quốc hội hai nước phê chuẩn.
Trước đó, theo Đài tiếng nói nước Nga, trong cuộc điều tra dư luận do kênh truyền hình CNN của Mỹ tiến hành, hơn 70% người Mỹ được hỏi đã ủng hộ START trên./.
(TTXVN/Vietnam+)