Toàn cầu hóa đã trở nên lỗi thời với những nước từng có lợi thế?

Toàn cầu hóa vẫn có đủ mọi thành phần của nó, nhưng theo thời gian, thế giới đã chuyển hướng sang tận dụng lợi thế của cơ chế xuyên quốc gia, đa phương và không biên giới này.
Toàn cầu hóa đã trở nên lỗi thời với những nước từng có lợi thế? ảnh 1Toàn cầu hóa trái đất. (Nguồn: moderndiplomacy.eu)

Trang mạng moderndiplomacy.eu đưa tin, toàn cầu hóa vẫn có đủ mọi thành phần của nó, nhưng theo thời gian, thế giới đã chuyển hướng sang tận dụng lợi thế của cơ chế xuyên quốc gia, đa phương và không biên giới này.

Do vậy, các nước từng có lợi thế lại dần mất đi lợi thế, khiến họ gặp nhiều khó khăn từ chính cơ chế đó.

Toàn cầu hóa bị hiểu nhầm là sản phẩm từ những nỗ lực của phương Tây. Trên thực tế, tất cả các nước đều đã đóng góp để đạt được điều này trong khu vực của họ.

Chuyến thám hiểm của Alexander đến Ba Tư và sau đó đến tiểu lục địa từ Macedonia đã mở ra xu hướng toàn cầu hóa. Việc phát minh ra bánh xe đã làm tăng tốc độ toàn cầu hóa xuyên biên giới, song cũng đi kèm với việc phát minh ra số 0 để giải quyết xu hướng này.

Khi số 0 được phát minh ở tiểu lục địa trước khi đến Thế giới Arab với cuộc chinh phục Sindh, bằng cách vận dụng số 0, Al Khwarizmi đã phát triển môn đại số. Tất cả những sự kiện này đã góp phần vào quá trình toàn cầu hóa.

Bên cạnh đó, phát minh vĩ đại về in ấn ở Trung Quốc đã ra đời trước khi xuất hiện báo Gutenberg ở Pháp. Báo này đã đưa người châu Âu đi từ thời kỳ đen tối đến thời kỳ khai sáng, khởi đầu của quá trình toàn cầu hóa. Việc phát minh ra thuốc súng và các công cụ ở Trung Quốc cũng đã đóng góp không nhỏ cho bản thân nước này. Tất cả những phát minh thúc đẩy toàn cầu hóa đến từ nhiều khu vực khác nhau, thay vì chỉ đến từ phương Tây như hiểu nhầm trước đó.

Hiện nay, rõ ràng toàn cầu hóa chưa từng được một quốc gia nào coi là món quà của phương Tây, mà ngược lại, toàn cầu hóa là di sản của toàn cầu, vì cả thế giới đều đóng góp cho xu hướng này, từ nền văn minh Trung Hoa đến nền văn minh Hồi giáo và nền văn minh Hy Lạp. Các nước phương Đông có đóng góp tương tự phương Tây. Vì vậy, toàn cầu hóa là di sản quốc tế và cần có thời điểm ra đời cụ thể.

Lúc này, cần xác định một thời điểm duy nhất cho sự ra đời của toàn cầu hóa để tránh nhầm lẫn. Theo khẳng định của Paul Kennedy trong cuốn sách có tựa đề "Sự trỗi dậy và sụp đổ của các cường quốc," năm 1501 là thời điểm khởi đầu của lịch sử nhân loại và của quá trình toàn cầu hóa.

[Toàn cầu hóa không có nghĩa là Mỹ hóa hay phi Mỹ hóa]

Sau khi đi sâu tìm hiểu bằng chứng về sự đóng góp cho toàn cầu hóa từ khắp nơi trên thế giới, người ta có thể trả lời chính xác hơn câu hỏi tại sao toàn cầu hóa thường được coi là di sản của phương Tây. Hiện là thời điểm thích hợp để trả lời câu hỏi này.

Hầu hết những tiến bộ trong lịch sử nhân loại sau năm 1501 đều đến từ phương Tây. Tất cả các khía cạnh của toàn cầu hóa cũng đều được ghi nhận là do phương Tây mang lại. Theo thời gian, điều này đã làm thu hẹp hiểu biết về động lực toàn cầu hóa. Do đó, toàn cầu hóa trở thành di sản của phương Tây bất chấp sự thật lịch sử. Cho đến nay, khi phương Tây đã được ghi nhận độc quyền, giờ là thời cơ để họ gặt hái thành quả.

Vì vậy, từ năm 1453, khi bắt đầu thời kỳ khai sáng và từ năm 1492, thời đại thám hiểm, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Vasco da Gama đã khám phá ra các tuyến đường từ Tây Âu sang phương Đông.

Năm 1498, các chuyến đi của nhà thám hiểm Christopher Columbus cũng được thực hiện theo cùng một lộ trình. Đáng tiếc, những khám phá này không đem lại lợi nhuận cho người dân bản địa vì các nhà thám hiểm tự coi mình là người vượt trội về kỹ thuật và khả năng thám hiểm. Do đó, họ bắt đầu đến các khu vực khác để khai thác nguồn lợi lớn từ thổ dân. Đây có thể được coi là khởi đầu của chủ nghĩa thực dân.

Theo thời gian, các nhà thám hiểm đã biến Trung Mỹ, Mỹ Latinh và Bắc Mỹ thành thuộc địa. Ngày 31/9/1599, Nữ hoàng Anh đã ủy quyền cho Công ty Đông Ấn (EIC) và đến năm 1608, tàu Red Dragon đã cập bến tiểu lục địa này.

Cuối cùng, 800 người trên tàu đã tạo ra một đế chế cho đến năm 1757 sau Trận Plassey. Khi đó, phương Tây đang trải qua thời kỳ khai sáng, khoa học, mở ra cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, có thể khẳng định cuộc cách mạng công nghiệp nổi lên trong khi họ tìm cách khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người và nhiều tài nguyên khác từ các thuộc địa.

Theo tuyên bố trong cuốn sách của Shashi Tharoor về đế chế khét tiếng này, tỷ trọng GDP toàn cầu của Ấn Độ đã giảm mạnh từ 23% xuống chỉ còn 4% vào thời điểm họ rời đi.

Khi đó, việc các nước thực dân khai thác triệt để thuộc địa để duy trì sản xuất là điều vừa thuận lợi vừa không thể tránh khỏi. Để hợp pháp hóa sự bóc lột, lý thuyết của Adam Smith về giấy thông hành, nền kinh tế thị trường tự do thương mại và hàng hóa đã ra đời. Trong khi đó, sau khi Mỹ tuyên bố độc lập vào năm 1776, tất cả đều có lợi cho phương Tây cho đến năm 2008, thời điểm bùng nổ của toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa đã trở nên lỗi thời với những nước từng có lợi thế? ảnh 2Hàng hóa được xếp tại cảng ở Long Beach, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sau năm 2008, thế giới bắt đầu thay đổi. Do đó, phương Tây, vốn từng là bên có lợi, dường như lại trở thành bên ít có lợi hơn. Giống như các động lực chính, toàn cầu hóa không thay đổi, nhưng thay đổi nằm ở việc ai có lợi hơn.

Trong 20 năm qua, chính xác hơn là sau khi chủ nghĩa thực dân chấm dứt từ năm 1945, phương Đông dần vươn lên và hưởng lợi từ toàn cầu hóa, điển hình là sự trỗi dậy của Nhật Bản từ đống tro tàn, cùng Hong Kong, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ.

Các chỉ số như GDP, ngành công nghiệp, sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng chứng minh cho nhận định này. Trật tự thế giới này chắc chắn là điều không thể chấp nhận được đối với phương Tây, những người coi toàn cầu hóa là di sản của họ, do đó phải luôn có lợi cho họ. Chắc chắn đó là một tham vọng sai lầm.

Do sự bất mãn này, phương Tây đã sa lầy vào chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng, điều đã dẫn đến sự kiện Brexit. Sau những sự kiện như vậy, phương Tây đã và đang chối bỏ trách nhiệm về những thiệt hại mà họ gây ra cho môi trường và cho các nước khác trên thế giới trong quá trình khai thác thuộc địa.

Hiện nay, nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao toàn cầu hóa lại được cho là nhờ phương Tây mang lại. Có nhiều yếu tố khiến phương Tây phải dè chừng, chẳng hạn như việc nâng cao mức sống của người dân, giảm số lượng tầng lớp lao động, vốn là quá trình tất yếu cho sự thịnh vượng và phát triển. Nhu cầu tăng lương, nghỉ việc, cải thiện điều kiện làm việc và các hạn chế nghiêm ngặt về môi trường, tất cả những điều này đã khiến phương Tây không còn thu lợi từ quá trình toàn cầu hóa như trước. Các động lực này là không thể đảo ngược và không thể tránh khỏi.

Cho đến nay, nhân loại đã phải đối mặt với các mối đe dọa hiện hữu và các vấn đề cần đến giải pháp toàn cầu. Khi đại dịch COVID-19, AIDS, bệnh sốt rét, bệnh đậu mùa khỉ và biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và lan rộng, các nước cần dành thời gian phối hợp một cách có hệ thống, bất chấp biên giới.

Nói ngắn gọn, toàn cầu hóa là di sản toàn cầu. Điều này cho thấy không một quốc gia, nền văn minh hay khu vực nào được quyền lợi dụng và bắt các nước khác trả giá. Từ những thay đổi gần đây trong trật tự thế giới, phương Đông đang dần có lợi hơn phương Tây, thách thức những hứa hẹn về toàn cầu hóa. Do đó, gần đây, chúng ta đã chứng kiến ngày càng nhiều sự “hướng nội,” từ Brexit, chủ nghĩa Trump, chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng và nhiều điều khác.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng các động lực chính của toàn cầu hóa là tất yếu và không thể đảo ngược. Các vấn đề toàn cầu sẽ cần đến các giải pháp toàn cầu, thay vì các giải pháp đơn lẻ của từng nước hay từng khu vực./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục