Tổng thống lâm thời Ai Cập Adli Mansour ngày 22/7 đã kêu gọi tất cả người dân nước này cùng hòa giải và bắt đầu xây dựng một tương lai mới cho Ai Cập.
Trong bài phát biểu trên truyền hình nhân dịp kỷ niệm ngày "Cách mạng 23/7/1952" chấm dứt chế độ quân chủ và chuyển sang nền cộng hòa ở Ai Cập, ông Mansour nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn mở ra một chương mới trong lịch sử đất nước Ai Cập, không định kiến, không chia rẽ và không thù hận."
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Nkosazana Dlamini-Zuma đã có cuộc gặp với Đặc phái viên của Tổng thống lâm thời Ai Cập Mona Omar tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Cuộc thảo luận đã diễn ra trên tinh thần xây dựng và hai bên đã đạt được một số thỏa thuận. Bà Dlamini-Zuma cho biết Nhóm cấp cao AU về Ai Cập, được thành lập ngày 16/7 vừa qua, sẽ tới Cairo để có báo cáo chính xác nhất về tình hình tại quốc gia Bắc Phi này. Hiện AU đã đình chỉ tư cách thành viên của Ai Cập cho đến khi trật tự hiến pháp tại quốc gia Bắc Phi được khôi phục.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Cairo, các cuộc đụng độ bạo lực đường phố nổ ra vào ngày 22/7 giữa những người ủng hộ và phản đối Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi đã khiến hàng chục người thương vong.
Chiều 22/7, hàng trăm người ủng hộ ông Morsi đã đụng độ với những người biểu tình phản đối nhà lãnh đạo Hồi giáo này đang tham gia cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường Tahrir. Nhà chức trách cho biết đã có 26 người bị thương trong vụ giao tranh bằng súng và gạch đá này.
Trong khi đó, một bệnh viện công nằm gần Quảng trường Tahrir cho biết đã tiếp nhận một trường hợp tử vong. Đụng độ cũng nổ ra khi những người ủng hộ ông Morsi đi qua Quảng trường Tahrir để tham gia một cuộc biểu tình trước cửa Đại sứ quán Mỹ ở gần đó. Quân đội đã buộc phải can thiệp để giải tán các đám đông.
Các cuộc ẩu đả giữa hai phe đối địch cũng đã xảy ra tại tỉnh Qaliubiya và tỉnh Damietta ở Đông và Đông Bắc Cairo, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng do trúng đạn và nhiều người khác bị thương. Các vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang tại Ai Cập gần ba tuần sau khi quân đội hạ bệ Tổng thống Morsi tiếp sau các cuộc biểu tình quy mô lớn đòi nhà lãnh đạo này từ chức.
Trong một diễn biến khác, ngày 22/7, phe Hồi giáo đã triệu tập "phiên họp đặc biệt" của Hội đồng Shura (Thượng viện Ai Cập) tại Quảng trường Rabaa Al-Adawiya - địa điểm tập trung của hàng nghìn người biểu tình ủng hộ ông Morsi từ ngày 3/7 vừa qua - nhằm thảo luận cuộc "đảo chính quân sự," bất chấp việc cơ quan này đã bị giải tán hôm 5/7.
Theo báo Al Ahram, hơn 140 cựu thành viên Thượng viện đã tham dự cuộc họp này và ra tuyên bố bác bỏ tính chấp hợp pháp của ủy ban pháp lý vừa được Tổng thống lâm thời Mansour thành lập để sửa đổi Hiến pháp.
Cùng ngày, gia đình ông Mohamed Morsi đã tổ chức họp báo lên án việc "giam giữ bất hợp pháp" và cáo buộc quân đội "bắt cóc" nhà lãnh đạo này. Người phát ngôn của Đảng Tự do và Công lý - nhánh chính trị của Tổ chức Anh em Hồi giáo, cũng đã bác bỏ thông tin ông Morsi đang tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ./.
Trong bài phát biểu trên truyền hình nhân dịp kỷ niệm ngày "Cách mạng 23/7/1952" chấm dứt chế độ quân chủ và chuyển sang nền cộng hòa ở Ai Cập, ông Mansour nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn mở ra một chương mới trong lịch sử đất nước Ai Cập, không định kiến, không chia rẽ và không thù hận."
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Nkosazana Dlamini-Zuma đã có cuộc gặp với Đặc phái viên của Tổng thống lâm thời Ai Cập Mona Omar tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Cuộc thảo luận đã diễn ra trên tinh thần xây dựng và hai bên đã đạt được một số thỏa thuận. Bà Dlamini-Zuma cho biết Nhóm cấp cao AU về Ai Cập, được thành lập ngày 16/7 vừa qua, sẽ tới Cairo để có báo cáo chính xác nhất về tình hình tại quốc gia Bắc Phi này. Hiện AU đã đình chỉ tư cách thành viên của Ai Cập cho đến khi trật tự hiến pháp tại quốc gia Bắc Phi được khôi phục.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Cairo, các cuộc đụng độ bạo lực đường phố nổ ra vào ngày 22/7 giữa những người ủng hộ và phản đối Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi đã khiến hàng chục người thương vong.
Chiều 22/7, hàng trăm người ủng hộ ông Morsi đã đụng độ với những người biểu tình phản đối nhà lãnh đạo Hồi giáo này đang tham gia cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường Tahrir. Nhà chức trách cho biết đã có 26 người bị thương trong vụ giao tranh bằng súng và gạch đá này.
Trong khi đó, một bệnh viện công nằm gần Quảng trường Tahrir cho biết đã tiếp nhận một trường hợp tử vong. Đụng độ cũng nổ ra khi những người ủng hộ ông Morsi đi qua Quảng trường Tahrir để tham gia một cuộc biểu tình trước cửa Đại sứ quán Mỹ ở gần đó. Quân đội đã buộc phải can thiệp để giải tán các đám đông.
Các cuộc ẩu đả giữa hai phe đối địch cũng đã xảy ra tại tỉnh Qaliubiya và tỉnh Damietta ở Đông và Đông Bắc Cairo, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng do trúng đạn và nhiều người khác bị thương. Các vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang tại Ai Cập gần ba tuần sau khi quân đội hạ bệ Tổng thống Morsi tiếp sau các cuộc biểu tình quy mô lớn đòi nhà lãnh đạo này từ chức.
Trong một diễn biến khác, ngày 22/7, phe Hồi giáo đã triệu tập "phiên họp đặc biệt" của Hội đồng Shura (Thượng viện Ai Cập) tại Quảng trường Rabaa Al-Adawiya - địa điểm tập trung của hàng nghìn người biểu tình ủng hộ ông Morsi từ ngày 3/7 vừa qua - nhằm thảo luận cuộc "đảo chính quân sự," bất chấp việc cơ quan này đã bị giải tán hôm 5/7.
Theo báo Al Ahram, hơn 140 cựu thành viên Thượng viện đã tham dự cuộc họp này và ra tuyên bố bác bỏ tính chấp hợp pháp của ủy ban pháp lý vừa được Tổng thống lâm thời Mansour thành lập để sửa đổi Hiến pháp.
Cùng ngày, gia đình ông Mohamed Morsi đã tổ chức họp báo lên án việc "giam giữ bất hợp pháp" và cáo buộc quân đội "bắt cóc" nhà lãnh đạo này. Người phát ngôn của Đảng Tự do và Công lý - nhánh chính trị của Tổ chức Anh em Hồi giáo, cũng đã bác bỏ thông tin ông Morsi đang tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ./.
(TTXVN)