Ngày 23/7, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII của Campuchia đã thành công tốt đẹp, với hơn 8,2 triệu cử tri tham gia bầu cử, chiếm gần 85% trong tổng số hơn 9,7 triệu cử tri trong danh sách, cao nhất so với hai cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức trên đất nước Chùa tháp. Tại cuộc bầu cử được đánh đã diễn ra minh bạch, công bằng, tự do, dân chủ và hòa bình này, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen, đồng thời là Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã ứng cử và trúng cử nghị sỹ ở khu vực bỏ phiếu tỉnh Kandal. Theo kết quả công bố ngày 5/8 của Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) CPP đã giành chiến thắng áp đảo với 120 trong tổng số 125 ghế Quốc hội khóa tới, trở thành chính đảng có quyền đề xuất nhân sự Thủ tướng và thành phần Nội các nhiệm kỳ mới. Trước đó, vào chiều 26/7/2023, trên Đài Truyền hình Quốc gia Campuchia, thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố ông sẽ không tiếp tục nắm giữ cương vị Thủ tướng trong nhiệm kỳ tiếp theo để “mở đầu cho sự ổn định lâu dài, là nền tảng cho sự phát triển của Campuchia.” Vào ngày 7/8/2023, Quốc vương Norodom Sihamoni đã ký Sắc lệnh Hoàng gia, sắc phong Tiến sỹ Hun Manet là Thủ tướng Vương quốc Campuchia nhiệm kỳ mới. Ông Hun Manet, 45 tuổi thành viên của đảng cầm quyền CPP đã trúng cử tại khu vực bầu cử Phnom Penh, nơi được phân bổ 12 ghế nghị sỹ, đứng thứ tự 111 trong danh ứng cử viên trúng cử nghị sỹ Quốc hội Campuchia khóa VII. Theo lịch trình dự kiến, Quốc hội Campuchia khóa VII sẽ họp phiên đầu tiên và tiến hành kỳ họp thứ nhất vào ngày 21 và 22/8/2023. Nếu tính từ ngày 14/1/1985, thời điểm Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm ông Hun Sen chính thức trở thành Thủ tướng đến 22/8/2023, thời điểm mãn nhiệm, ông Hun Sen đã giữ chức Thủ tướng Campuchia 38 năm 7 tháng 8 ngày là nhà lãnh đạo lên cầm quyền trẻ nhất (32 tuổi) và lâu nhất thế giới. Theo tuyên bố của mình, ông Hun Sen khẳng định sẽ không can thiệp vào công việc của Thủ tướng mới, tuy nhiên, sau ngày 22/8 này, ông vẫn sẽ tiếp tục công việc trên cương vị Chủ tịch CPP và các vai tr
Kết quả tạm thời được NEC công bố cho thấy Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nhận được 10.052 phiếu, tiếp theo là Đảng Ý chí Khmer (1.394 phiếu), Đảng Sức mạnh dân tộc (234 phiếu)...
Phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII dưới sự chủ trì của Thủ tướng Hun Manet đã thông qua các mục tiêu, giải pháp chiến lược cho nhiệm kỳ mới.
Tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet cam kết sẽ lãnh đạo cơ quan hành pháp đất nước nhằm thực hiện thắng lợi cương lĩnh chính trị mà đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã cam kết với người dân.
Quan chức chính phủ Campuchia nhận định trong nhiệm kỳ của Chính phủ mới, nước này sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng ngoài may mặc.
Ngày 22/8, Quốc hội Campuchia khóa VII đã biểu quyết thông qua thành phần Nội các Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ mới với đa phần là nhân sự trẻ, do Tiến sỹ Hun Manet làm Thủ tướng.
Sắc lệnh Hoàng gia Campuchia đã ân chuẩn, bổ nhiệm 5 nhà lãnh đạo cấp cao của đảng CPP cầm quyền làm Chủ tịch, Chủ tịch danh dự và Cố vấn tối cao của Quốc vương Norodom Sihamoni.
Trong Thư chúc mừng, các nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ sự tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội mới, Campuchia sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn.
Dự kiến, thành phần Nội các Chính phủ nhiệm kỳ mới của Campuchia sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc vương chiều 22/8; Chính phủ Hoàng gia của tân Thủ tướng Hun Manet sẽ chính thức hoạt động từ 23/8.
Quốc hội Campuchia ngày 22/8 đã bầu ông Hun Manet - con trai cả của nhà lãnh đạo Hun Sen - làm Thủ tướng mới của nước này với sự nhất trí của toàn bộ các nghị sỹ.
Tại buổi lễ tuyên thệ, tất cả các nghị sỹ đều cam kết tôn trọng Hiến pháp, phục vụ và bảo vệ lợi ích của quốc gia và người dân Campuchia và hoàn thành sứ mệnh được người dân Campuchia giao phó.
Tất cả 125 nghị sỹ trúng cử trong cuộc tổng tuyển cử ngày 23/7 vừa qua tham dự phiên khai mạc và kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa mới, theo chỉ dụ triệu tập của Quốc vương Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen cho biết việc giới thiệu bà Khuon Sodary giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa VII ở nước này nhằm đề cao vai trò của phụ nữ, cũng như vai trò của nữ lãnh đạo.
Sắc lệnh Hoàng gia có hiệu lực kể từ ngày ký nêu rõ: “Thủ tướng Vương quốc Campuchia được ân chuẩn, sắc phong nêu trên có trách nhiệm sắp xếp thành phần Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia...."
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nêu rõ mặc dù quyết định rút lui, tạo cơ hội cho những người kế tục lãnh đạo, ông vẫn sẽ tiếp tục công việc ở các vai trò khác đến ít nhất là năm 2033.
Thủ tướng Vương quốc Campuchia được ân chuẩn, sắc phong có trách nhiệm sắp xếp thành phần Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia để xin ý kiến tín nhiệm của Quốc hội.
Với gần 6,4 triệu phiếu ủng hộ, chiếm 82,3% trong tổng số hơn 7,7 triệu phiếu bầu hợp lệ, Đảng Nhân dân Campuchia giành được 120 ghế nghị sỹ trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII.
Cố vấn Tổng thống Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire) Hubert Moshe Haddad cho rằng cuộc bầu cử ở Campuchia diễn ra trọn vẹn, bình lặng và không có sự cố nào trong ngày bầu cử.
Theo kết quả kiểm phiếu của NEC, có trên 8,2 triệu phiếu bầu được ghi nhận trong các hòm phiếu tại 23.789 điểm bỏ phiếu thuộc 25 khu vực bầu cử trên phạm vi toàn quốc.
Đội ngũ quan chức lãnh đạo Campuchia tiếp tục tại nhiệm bao gồm giới chức trong hệ thống hành chính đang giữ các vị trí, chức vụ Quốc vụ khanh, Phó Quốc vụ khanh, Cố vấn Chính phủ Hoàng gia...
30 đơn khiếu nại liên quan tiến trình bầu cử đã được giải quyết tại các đơn vị bầu cử cấp xã, phường và tỉnh; 5 hồ sơ được NEC thụ lý và giải quyết tại phiên điều trần sáng 27/7.
Ông Hun Sen tuyên bố sẽ không nắm giữ cương vị Thủ tướng Campuchia trong nhiệm kỳ mới, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục tham gia lãnh đạo đất nước Campuchia trên cương vị Chủ tịch CPP.
Trong bài phát biểu đặc biệt trên Đài Truyền hình Quốc gia Campuchia, Thủ tướng Hun Sen cho biết Quốc vương sẽ ra sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng mới - ông Hun Manet - trong khoảng 3 tuần nữa.
Quan sát viên tới từ Hội nghị Quốc tế các đảng chính trị châu Á khẳng định tiến trình bầu cử Quốc hội khóa VII năm 2023 tại Campuchia đã diễn ra minh bạch, công bằng, tự do, dân chủ và hòa bình.
Tổng Thư ký NEC Tep Nytha nêu rõ “thông thường kết quả bầu cử được tính trên cơ sở số phiếu bầu hợp lệ của cử tri, số phiếu không hợp lệ không hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử.”
Hơn 8,2 triệu cử tri Campuchia ngày 23/7 đã đi bỏ phiếu bầu cử nghị sỹ Quốc hội khóa VII - tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử năm nay cao hơn hai cuộc bầu cử gần nhất ở quốc gia Đông Nam Á này.
Theo Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC), kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử sẽ được công bố dần đến 12h đêm 23/7 và tiếp tục công bố từ 8h sáng 24/7 trên các phương tiện truyền thông của nước này.
Từ 7 giờ sáng 23/7, tất cả 23.789 điểm bầu cử thuộc 25 khu vực bầu cử ở Vương quốc Campuchia bắt đầu mở cửa đón 9.710.645 cử tri đi bỏ phiếu, bầu cử 125 nghị sỹ Quốc hội.
Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử nghị sỹ Quốc hội Campuchia khóa VII dự kiến sẽ được công bố từ chiều tối 23/7 đến 12g đêm cùng ngày và từ 8g sáng 24/7 trên các kênh sóng và phương tiện truyền thông.
Luật Bầu cử Nghị sỹ Quốc hội, Quy chế và quy trình Bầu cử Nghị sỹ Quốc hội khóa 7 ở Campuchia quy định mọi hoạt động tuyên truyền, vận động tranh cử phải kết thúc trước ngày bầu cử 24 giờ.
Trong 21 ngày của chiến dịch tuyên truyền vận động tìm lá phiếu ủng hộ của cử tri, các chính đảng đã tổ chức nhiều hoạt động tranh cử sôi động, không xảy ra trường hợp tiêu cực nào.