Chủ đề

VIỆT NAM - EU

Quan hệ VIỆT NAM - EU là quan hệ Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện (thiết lập tháng 6/2012) sau 22 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao (1990). Quá trình: Việt Nam và Liên minh châu Âu chinh thức thiết lập Quan hệ Ngoại giao vào ngày 28/11/1990. Từ đó đến nay, phạm vi hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, các thách thức mang tính toàn cầu tới kinh tế, thương mại đầu tư và phát triển. EU qua đó đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Dệt may. 1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam – EC, cụ thể hóa 4 mục tiêu: Đảm bảo các điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thương mại – đầu tư song phương; Hỗ trợ sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Na; Tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có bao gồm việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế thị trường; Hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường và quản trị bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện Thường trực tại Việt Nam. 1997: Việt Nam tham gia Hiệp định Hợp tác ASEAN – EU. 2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành Đối thoại Nhân quyền. 2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội. 2005: Việt Nam thông qua Đề án Tổng thể và Chương trình Hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về Quan hệ Việt Nam - EU 2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện Việt Nam - EU (PCA). 2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU 2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU. Tháng 6 năm 2012, Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU-Việt Nam (PCA), được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh châu Âu trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định PCA mở rộng hơn nữa phạm vi hợp tác EU-Việt Nam trên các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và kỹ thuật, quản trị công hi