Theo một quan chức Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC), nước này sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng thanh khoản cho hệ thống tài chính bằng một loạt các biện pháp như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, nhằm ngăn chặn việc tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh.
Thông tin trên được đưa ra trong thời điểm kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, với số liệu công bố tuần trước cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng 8,1% trong quý 1/2012, so với mức tăng 8,9% trong quý 4/2011, mức thấp nhất trong gần 3 năm và là quý giảm thứ 5 liên tiếp.
Trong khi đó, số liệu cho thấy hoạt động của lĩnh vực chế tạo cũng chững lại, trong khi thâm hụt thương mại ở mức kỷ lục trong hơn một thập kỷ trong tháng 2.
Bên cạnh đó, việc lạm phát tại Trung Quốc tăng lên 3,6% trong tháng 3, so với 3,2% trong tháng 2, song vẫn thấp hơn mức đỉnh điểm 6,5% trong tháng 7, cũng cho phép nước này nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ngoài việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, PboC cũng sẽ tăng thanh khoản cho hệ thống tài chính thông qua các hoạt động thị trường mở - những hoạt động sẽ ảnh hưởng tới lượng tiền mặt và tín dụng trong nền kinh tế.
PboC sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và duy trì lượng thanh khoản hợp lý trên thị trường liên ngân hàng để tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tương đối nhanh và ổn định.
PboC đã hai lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng kể từ tháng 12/2011, khi các nhà hoạch định chính sách chú trọng tới việc tăng nguồn tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực nông nghiệp vốn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Các ngân hàng Trung Quốc đã tăng cường hoạt động cho vay, với lượng cho vay mới là 1,010 tỷ Nhân dân tệ (160,3 tỷ USD) trong tháng 3, so với 710,7 tỷ NDT trong tháng 2.
Nhà kinh tế trưởng Liao Qun của Citic Bank International (có trụ sở tại Hong Kong) cho rằng tình hình của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang cho thấy sự cần thiết của việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và có thể là cả việc hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, do tác động của việc hạ lãi suất sẽ lớn hơn so với việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, việc hạ lãi suất có thể được cân nhắc vào nửa cuối năm.
Trong khi đó, Ngân hàng HSBC của Anh nhận định Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc khoảng 1 điểm phần trăm và bơm thêm vốn vào thị trường trong quý 2/2012./.
Thông tin trên được đưa ra trong thời điểm kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, với số liệu công bố tuần trước cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng 8,1% trong quý 1/2012, so với mức tăng 8,9% trong quý 4/2011, mức thấp nhất trong gần 3 năm và là quý giảm thứ 5 liên tiếp.
Trong khi đó, số liệu cho thấy hoạt động của lĩnh vực chế tạo cũng chững lại, trong khi thâm hụt thương mại ở mức kỷ lục trong hơn một thập kỷ trong tháng 2.
Bên cạnh đó, việc lạm phát tại Trung Quốc tăng lên 3,6% trong tháng 3, so với 3,2% trong tháng 2, song vẫn thấp hơn mức đỉnh điểm 6,5% trong tháng 7, cũng cho phép nước này nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ngoài việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, PboC cũng sẽ tăng thanh khoản cho hệ thống tài chính thông qua các hoạt động thị trường mở - những hoạt động sẽ ảnh hưởng tới lượng tiền mặt và tín dụng trong nền kinh tế.
PboC sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và duy trì lượng thanh khoản hợp lý trên thị trường liên ngân hàng để tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tương đối nhanh và ổn định.
PboC đã hai lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng kể từ tháng 12/2011, khi các nhà hoạch định chính sách chú trọng tới việc tăng nguồn tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực nông nghiệp vốn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Các ngân hàng Trung Quốc đã tăng cường hoạt động cho vay, với lượng cho vay mới là 1,010 tỷ Nhân dân tệ (160,3 tỷ USD) trong tháng 3, so với 710,7 tỷ NDT trong tháng 2.
Nhà kinh tế trưởng Liao Qun của Citic Bank International (có trụ sở tại Hong Kong) cho rằng tình hình của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang cho thấy sự cần thiết của việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và có thể là cả việc hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, do tác động của việc hạ lãi suất sẽ lớn hơn so với việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, việc hạ lãi suất có thể được cân nhắc vào nửa cuối năm.
Trong khi đó, Ngân hàng HSBC của Anh nhận định Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc khoảng 1 điểm phần trăm và bơm thêm vốn vào thị trường trong quý 2/2012./.
Lê Minh (TTXVN)