Sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Barack Obama không có nhiều thời gian để "nhấm nháp" hương vị chiến thắng trước ứng cử viên của Đảng Cộng hoà.
Phía trước ông là một núi những thách thức, trong đó có việc đưa nước Mỹ vượt qua “vách đá tài chính” - một nguy cơ có thể đe dọa quá trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
“Vách đá tài chính”
“Vách đá tài chính”, cũng có người gọi là "vực thẳm tài chính," là thuật ngữ ám chỉ nguy cơ mà nước Mỹ phải đối mặt vào ngày 31/12/2012 khi một loạt các đạo luật về giảm thuế tạm thời (điều chỉnh nhiều loại thuế) sẽ hết hạn (nghĩa là thuế sẽ tăng), đồng thời luật về cắt giảm chi tiêu ngân sách nhằm thu hẹp thâm hụt cũng có hiệu lực. Những yếu tố này tác động mạnh tới cuộc sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Mối nguy cơ xuất hiện từ năm 2001 khi chính quyền của Tổng thống George W Bush cố gắng thông qua chương trình cắt giảm thuế trị giá 1,7 tỷ USD. Do Quốc hội Mỹ không thông qua chương trình này nên các biện pháp cắt giảm thuế được thông qua dưới dạng sắc luật, theo đó việc giảm thuế sẽ hết hạn vào năm 2011.
Năm 2010, hai năm sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Obama đã đạt được thỏa thuận với Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát ở Hạ nghị viện để gia hạn các biện pháp giảm thuế dưới thời chính quyền Bush thêm hai năm. Trong lần gia hạn đó, người ta đã bổ sung thêm một số thay đổi khác về thuế và các biện pháp chi tiêu tạm thời.
Cùng với việc gia hạn các biện pháp cắt giảm thuế dưới thời chính quyền Bush, kể từ tháng 3/2010, chính quyền Obama đã thông qua nhiều sắc luật khác liên quan tới vấn đề thuế, trợ cấp thất nghiệp và chi tiêu công như luật bảo vệ bệnh nhân và chăm sóc y tế hay luật giảm thuế và tạo việc làm cho người có thu nhập trung bình năm 2012.
Tuy nhiên, hàng loạt điều khoản liên quan việc giảm thuế tạm thời, trợ cấp thất nghiệp và chi tiêu công trong các sắc luật trên sẽ hết hạn ngày 31/12 tới. Nếu chính quyền Obama thất bại trong việc thúc đẩy Quốc hội gia hạn các điều khoản này, nhiều loại sắc thuế sẽ được tự động tăng lên, chi tiêu công sẽ bị cắt giảm đáng kể và Chính phủ Mỹ phải thực hiện các biện pháp quyết liệt để cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Ủy ban Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo nếu kịch bản “vách đá tài chính” xảy ra, tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ bị sụt giảm 3,9% và nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.
Theo các chuyên gia phân tích, những tác động của “vách đá tài chính” sẽ không giới hạn trong phạm vi nước Mỹ mà còn lan rộng ra toàn thế giới, nhất là Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) – khu vực đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công, tình trạng suy giảm tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Cơ quan định mức tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings nhận định “vách đá tài chính” của Mỹ là nguy cơ ngắn hạn lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế thế giới. Trong báo cáo mới đây, Fitch Ratings viết: “Vách đá tài chính” mà hậu quả trực tiếp là thắt chặt tài chính quyết liệt có thể sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ và cả nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái. Nó có thể làm giảm ít nhất 50% đà tăng trưởng toàn cầu trong năm 2013.”
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng dù chưa xảy ra nhưng tình trạng không rõ ràng về “vách đá tài chính” đã tác động tới đầu tư và việc làm trên thế giới. Nếu Mỹ thực sự phải đối mặt “vách đá tài chính,” nó có thể sẽ cướp đi 4% tăng trưởng kinh tế của Mỹ và làm giảm niềm tin vốn đã mong manh ở những khu vực khác trên thế giới.
[Nghị sỹ Mỹ tin có thể tránh được "vách đá tài chính"]
Người Mỹ sẽ leo qua “vách đá tài chính”
Hiện nay, chính quyền Obama đang bất đồng với Quốc hội về hạn mức chi tiêu của Chính phủ và vấn đề tăng thuế để giảm thâm hụt ngân sách. Điều này có thể đẩy nước Mỹ tới sát “vách đá tài chính.”
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nếu kịch bản “vách đá tài chính” xảy ra, nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Đáng chú ý, hàng chục triệu người lao động nước này sẽ phải chịu mức thuế cao hơn khi đạo luật giảm thuế thu nhập áp dụng từ thời chính quyền Bush hết hạn vào ngày 31/12.
Và khi đó, về mặt chính trị, cả Đảng Dân chủ của Tổng thống Obama và Đảng Cộng hòa đối lập đều là những người thất bại.
Vì vậy, theo các chuyên gia phân tích, nhiều khả năng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa sẽ đạt được một thỏa thuận chung nhằm giúp “đầu tàu kinh tế của thế giới” tránh va vào “vách đá tài chính”.
Hôm 18/11, các nhà lãnh đạo hai đảng này đã nhất trí về một kế hoạch khung nhằm cải tổ luật thuế và các chương trình phúc lợi xã hội của Chính phủ vào năm 2013. Bên cạnh đó, hai bên cũng đồng ý về việc cần tránh thực thi đồng thời việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt, dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1/2013.
Trước đó, tại buổi gặp gỡ các nhà lãnh đạo của hai đảng tại Nhà Trắng ngày 16/11, Tổng thống Obama và các lãnh đạo của Đảng Cộng hòa tại Quốc hội cũng đã cam kết tìm ra các điểm tương đồng để tạo đà cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa hai đảng nhằm cùng nhau tìm giải pháp dung hòa cho các chính sách thuế má và tài chính vốn đang bị bế tắc.
Bà Nancy Pelosi, thủ lĩnh phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện, cho biết khả năng lớn nhất có thể đạt được là hai bên chấp nhận nhượng bộ, nhất trí được với nhau về quy mô tăng thuế và mức độ cắt giảm chi tiêu.
Trong bối cảnh đó, nhiều người lạc quan cho rằng các đảng phái ở Mỹ sẽ đạt được đồng thuận để con tàu kinh tế nước này không lao xuống "vực thẳm tài chính”./.
Phía trước ông là một núi những thách thức, trong đó có việc đưa nước Mỹ vượt qua “vách đá tài chính” - một nguy cơ có thể đe dọa quá trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
“Vách đá tài chính”
“Vách đá tài chính”, cũng có người gọi là "vực thẳm tài chính," là thuật ngữ ám chỉ nguy cơ mà nước Mỹ phải đối mặt vào ngày 31/12/2012 khi một loạt các đạo luật về giảm thuế tạm thời (điều chỉnh nhiều loại thuế) sẽ hết hạn (nghĩa là thuế sẽ tăng), đồng thời luật về cắt giảm chi tiêu ngân sách nhằm thu hẹp thâm hụt cũng có hiệu lực. Những yếu tố này tác động mạnh tới cuộc sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Mối nguy cơ xuất hiện từ năm 2001 khi chính quyền của Tổng thống George W Bush cố gắng thông qua chương trình cắt giảm thuế trị giá 1,7 tỷ USD. Do Quốc hội Mỹ không thông qua chương trình này nên các biện pháp cắt giảm thuế được thông qua dưới dạng sắc luật, theo đó việc giảm thuế sẽ hết hạn vào năm 2011.
Năm 2010, hai năm sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Obama đã đạt được thỏa thuận với Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát ở Hạ nghị viện để gia hạn các biện pháp giảm thuế dưới thời chính quyền Bush thêm hai năm. Trong lần gia hạn đó, người ta đã bổ sung thêm một số thay đổi khác về thuế và các biện pháp chi tiêu tạm thời.
Cùng với việc gia hạn các biện pháp cắt giảm thuế dưới thời chính quyền Bush, kể từ tháng 3/2010, chính quyền Obama đã thông qua nhiều sắc luật khác liên quan tới vấn đề thuế, trợ cấp thất nghiệp và chi tiêu công như luật bảo vệ bệnh nhân và chăm sóc y tế hay luật giảm thuế và tạo việc làm cho người có thu nhập trung bình năm 2012.
Tuy nhiên, hàng loạt điều khoản liên quan việc giảm thuế tạm thời, trợ cấp thất nghiệp và chi tiêu công trong các sắc luật trên sẽ hết hạn ngày 31/12 tới. Nếu chính quyền Obama thất bại trong việc thúc đẩy Quốc hội gia hạn các điều khoản này, nhiều loại sắc thuế sẽ được tự động tăng lên, chi tiêu công sẽ bị cắt giảm đáng kể và Chính phủ Mỹ phải thực hiện các biện pháp quyết liệt để cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Ủy ban Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo nếu kịch bản “vách đá tài chính” xảy ra, tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ bị sụt giảm 3,9% và nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.
Theo các chuyên gia phân tích, những tác động của “vách đá tài chính” sẽ không giới hạn trong phạm vi nước Mỹ mà còn lan rộng ra toàn thế giới, nhất là Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) – khu vực đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công, tình trạng suy giảm tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Cơ quan định mức tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings nhận định “vách đá tài chính” của Mỹ là nguy cơ ngắn hạn lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế thế giới. Trong báo cáo mới đây, Fitch Ratings viết: “Vách đá tài chính” mà hậu quả trực tiếp là thắt chặt tài chính quyết liệt có thể sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ và cả nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái. Nó có thể làm giảm ít nhất 50% đà tăng trưởng toàn cầu trong năm 2013.”
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng dù chưa xảy ra nhưng tình trạng không rõ ràng về “vách đá tài chính” đã tác động tới đầu tư và việc làm trên thế giới. Nếu Mỹ thực sự phải đối mặt “vách đá tài chính,” nó có thể sẽ cướp đi 4% tăng trưởng kinh tế của Mỹ và làm giảm niềm tin vốn đã mong manh ở những khu vực khác trên thế giới.
[Nghị sỹ Mỹ tin có thể tránh được "vách đá tài chính"]
Người Mỹ sẽ leo qua “vách đá tài chính”
Hiện nay, chính quyền Obama đang bất đồng với Quốc hội về hạn mức chi tiêu của Chính phủ và vấn đề tăng thuế để giảm thâm hụt ngân sách. Điều này có thể đẩy nước Mỹ tới sát “vách đá tài chính.”
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nếu kịch bản “vách đá tài chính” xảy ra, nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Đáng chú ý, hàng chục triệu người lao động nước này sẽ phải chịu mức thuế cao hơn khi đạo luật giảm thuế thu nhập áp dụng từ thời chính quyền Bush hết hạn vào ngày 31/12.
Và khi đó, về mặt chính trị, cả Đảng Dân chủ của Tổng thống Obama và Đảng Cộng hòa đối lập đều là những người thất bại.
Vì vậy, theo các chuyên gia phân tích, nhiều khả năng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa sẽ đạt được một thỏa thuận chung nhằm giúp “đầu tàu kinh tế của thế giới” tránh va vào “vách đá tài chính”.
Hôm 18/11, các nhà lãnh đạo hai đảng này đã nhất trí về một kế hoạch khung nhằm cải tổ luật thuế và các chương trình phúc lợi xã hội của Chính phủ vào năm 2013. Bên cạnh đó, hai bên cũng đồng ý về việc cần tránh thực thi đồng thời việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt, dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1/2013.
Trước đó, tại buổi gặp gỡ các nhà lãnh đạo của hai đảng tại Nhà Trắng ngày 16/11, Tổng thống Obama và các lãnh đạo của Đảng Cộng hòa tại Quốc hội cũng đã cam kết tìm ra các điểm tương đồng để tạo đà cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa hai đảng nhằm cùng nhau tìm giải pháp dung hòa cho các chính sách thuế má và tài chính vốn đang bị bế tắc.
Bà Nancy Pelosi, thủ lĩnh phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện, cho biết khả năng lớn nhất có thể đạt được là hai bên chấp nhận nhượng bộ, nhất trí được với nhau về quy mô tăng thuế và mức độ cắt giảm chi tiêu.
Trong bối cảnh đó, nhiều người lạc quan cho rằng các đảng phái ở Mỹ sẽ đạt được đồng thuận để con tàu kinh tế nước này không lao xuống "vực thẳm tài chính”./.
Thanh Tùng (TTXVN)