[Videographics] Thiên thạch và những nguy cơ chúng gây ra cho Trái Đất

Cú va chạm của một thiên thạch có đường kính 10km xuống Trái Đất cách đây 65 triệu năm đã khiến loài khủng long tuyệt chủng. Ước tính có hơn 10.000 thiên thạch đang bay rất gần hành tinh của chúng ta.

Thiên thạch về cơ bản là những tảng đá từ trên trời rơi xuống. Các nhà khoa học coi những tảng đá này - những vật thể vũ trụ được biết đến sớm nhất trong hệ Mặt Trời - là của trời ban.

Việc phân tích chúng cho phép họ hiểu được sự hình thành của hệ Mặt Trời và các hành tinh cách đây 4,5 tỷ năm, cũng như nghiên cứu về sự xuất hiện của sự sống.

Các thiên thạch hầu hết là mảnh vỡ tiểu hành tinh chịu tác dụng của trọng lực giữa Sao Hỏa và sao Mộc. Một số thiên thạch đặc biệt hiếm tới từ Mặt Rrăng hoặc thậm chí từ Sao Hỏa.

Những mảnh vỡ của các tiểu hành tinh, gọi là thiên thạch, hướng về phía Trái Đất. Chúng chỉ được gọi là thiên thạch khi va chạm với mặt đất.

Khi một thiên thạch lao vào khí quyển ở tốc độ cực cao, lên tới 20km/giây, nó sẽ bùng cháy và để lại một vệt sáng trên bầu trời.

Cú va chạm của một thiên thạch có đường kính 10km xuống Trái Đất cách đây 65 triệu năm chính là nguyên nhân khiến khủng long và nhiều loài động vật khác tuyệt chủng.

Một thiên thạch được nhận diện nhờ lớp vỏ màu đen, bị tan chảy khi tiến vào khí quyển, trong khi các mặt bên phẳng và cạnh cùn.

Thiên thạch được phân loại theo nguồn gốc của chúng (tới từ tiểu hành tinh, Sao Hỏa hoặc Mặt Trăng) và thành phần hóa học.

Có 190 miệng hố do thiên thạch tạo ra với chiều rộng hơn 50 mét có thể quan sát được trên bề mặt Trái Đất.

[Những thú vị về Mặt trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất]

Mỗi năm, khoảng 5.000 thiên thạch nặng hơn 1kg đi vào bầu khí quyển Trái Đất, nhưng rất hiếm khi chúng ta thực sự thấy một thiên thạch chạm tới mặt đất.

Các thiên thạch được đặt tên bởi Hiệp hội Thiên thạch, một tổ chức phân loại thiên thạch theo vị trí chúng rơi.


Thót tim với "những vị khách không mời"

Ngày 15/5 vừa qua, Cơ quan Hàng không và Vũ Trụ Mỹ (NASA) thông báo một khối thiên thạch có kích thước to như một sân bóng đá sẽ bay ngang qua Trái Đất nhưng ở khoảng cách an toàn.

[Videographics] Thiên thạch và những nguy cơ chúng gây ra cho Trái Đất ảnh 1(Nguồn: thesun.co.uk)

Khối thiên thạch này được phát hiện vào năm 2010, nhưng gần đây các nhà thiên văn học mới xác định nó không thể va chạm với hành tinh của chúng ta, thay vào đó nó chỉ bay qua với khoảng cách tương đương một nửa quãng đường từ Trái Đất tới Mặt Trăng.

Thiên thạch 2010 WC9 tiến gần nhất Trái Đất vào lúc 22 giờ 4 ngày 15/5 (theo giờ GMT) và vào thời điểm thiên thạch bay sát khu vực bờ biển Nam Cực nhất, khoảng cách chỉ còn lại 193.000km.

Các kính thiên văn đặt ở thành phố Cape Town của Nam Phi có thể quan sát được khối thiên thạch này rõ nhất. Nó có kích thước 60 X 120 mét và bay với vận tốc 12,9 km/giây.

NASA cho biết đây là khối thiên thạch bay sát Trái Đất nhất trong gần 2 thế kỷ.

Theo ước tính, có hơn 10.000 thiên thạch đang bay gần Trái Đất và các nhà khoa học luôn theo dõi chúng để phát hiện khả năng đâm vào Trái Đất.

Thiên thạch phá hủy Trái Đất có thể xuất hiện bất ngờ

Giáo sư Alan Fitzsimmons của Đại học Queen, Belfast (Bắc Ireland)- một nhà thiên văn học hàng đầu thế giới nói rằng một cuộc tấn công phá hủy các thành phố trên Trái Đất của các tiểu hành tinh có thể xuất hiện bất ngờ với chúng ta.

Theo giáo sư Alan Fitzsimmons, một sự kiện tương tự như vụ nổ sao băng năm 1908 trên vùng Tunguska của Nga có thể xảy ra lần nữa.

Trong vụ nổ này, các thiên thạch phát nổ trên Trái Đất, san lấp mặt bằng trên diện tích hơn 2.000km2.

[Phát hiện thiên thạch hình điếu xì gà đến từ một hệ Mặt Trời khác]

Do địa điểm vụ nổ ở vùng hẻo lánh nên may mắn không có thiệt hại về người - nhưng nếu nó xảy ra ở thành phố, thì rõ ràng là một thảm họa vô cùng lớn.

Giáo sư Fitzsimmons nói: "Điều quan trọng là các nhà khoa học đã có những bước tiến lớn trong việc phát hiện các tiểu hành tinh gần Trái Đất và hiểu được mối đe doạ của chúng."

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy các tiểu hành tinh Nstriear-Earth mỗi ngày và hầu hết đều không có hại.

"Nhưng vẫn có thể có một vụ Tunguska tiếp theo làm chúng ta bất ngờ, và mặc dù chúng ta đang tìm kiếm các tiểu hành tinh lớn hơn rất nhiều, tuy nhiên mọi thứ trở nên tồi tệ nếu chúng ta không chuẩn bị để làm một điều gì đó về chúng."

Cảnh báo của giáo sư Fitzsimmons được đưa ra cùng thời điểm một tiểu hành tinh có đường kính hơn 200 mét bay sượt ngang Trái Đất.

Tiểu hành tinh trên có tên gọi 441987 (2010 NY65). Nó được phát hiện vào tháng 7/2010 bởi một phi thuyền thăm dò điều tra hồng ngoại trường rộng và dự kiến sẽ bay ngang qua Trái Đất hàng năm cho đến năm 2022.

Vào tháng 1/2017, một tiểu hành tinh lớn như một tòa nhà 10 tầng đã bay ngang qua Trái Đất với khoảng cách bằng một nửa quãng đường tới Mặt Trăng./.

(Vietnam+)