Việt Nam và Nhật Bản đã ký hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự và Nhật Bản đã được lựa chọn là đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Công ty đầu mối thực hiện dự án này phía Nhật Bản là Công ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế Nhật Bản (JINED), được thành lập ngày 22/10/2010 với thành phần gồm 9 công ty điện lực của Nhật Bản, Công ty cổ phần Tổ chức cải cách công nghiệp, Công ty cổ phần Toshiba, Công ty Cổ phần Hitachi và Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi.
Để tìm hiểu về độ an toàn của công nghệ điện hạt nhân Nhật Bản và công tác chuẩn bị cho dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, phóng viên TTXVN tại Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn ông Yuji Takahashi, Giám đốc điều hành nghiệp vụ của JINED:
- Chính phủ Việt Nam cho rằng điện lực là yếu tố không thể thiếu để phát triển kinh tế. Do đó, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nhật Bản đã được chỉ định xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 2 tại tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố hạt nhân Fukushima, một số người dân Việt Nam có chút lo lắng về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Để người dân Việt Nam yên tâm, ông có thể giải thích về sự an toàn của công nghệ điện hạt nhân sẽ xuất khẩu sang Việt Nam của Nhật Bản?
Ông Yuji Takahashi: Trong suốt 50 năm qua, công ty chúng tôi đã liên tục hoàn thiện công nghệ điện hạt nhân mua của Mỹ và muốn cung cấp “lò phản ứng nước nhẹ mới nhất” có độ tin cậy cao nhất (loại lò ABWR hoặc loại lò PWR mới nhất) cho Việt Nam.
Dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm rút ra từ việc làm rõ nguyên nhân gây sự cố Fukushima, Nhật Bản có thể xây dựng cho Việt Nam lò phản ứng nước nhẹ kiểu Nhật Bản có mức độ an toàn và tin cậy cao nhất theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.
Không chỉ có “phần cứng” trang thiết bị, chúng tôi cho rằng điều quan trọng là cần đảm bảo an toàn một cách toàn diện, trong đó có cả công tác vận hành nhà máy điện hạt nhân. Dựa trên kinh nghiệm rút ra từ sự cố Fukushima, chúng tôi muốn cung cấp cho Việt Nam công nghệ điện hạt nhân an toàn nhất thế giới. Về mặt an toàn, chúng tôi nghĩ có thể đảm bảo cung cấp cho Việt Nam công nghệ điện hạt nhân mà không phải lo lắng về tính an toàn của nó.
- Năm 2014 sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam. Cho đến nay, công tác khảo sát, như khảo sát địa chất, đã được tiến hành như thế nào? Trong kết quả khảo sát có điểm nào đáng chú ý hay không? Ví dụ như có phát hiện các vết đứt gãy đang hoạt động, một nguyên nhân dẫn tới động đất, hay không?
Ông Yuji Takahashi: Về công tác khảo sát, nghiên cứu tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 2 tại tỉnh Ninh Thuận, Công ty điện hạt nhân Nhật Bản đang thực hiện công việc này và hiện kết quả khảo sát đang được công ty đó thảo luận. Tôi nghe nói rằng việc nghiên cứu tính khả thi của dự án của công ty đó sẽ hoàn tất vào mùa Xuân năm nay. Tôi nghĩ rằng các kế hoạch của dự án sẽ được xúc tiến sau khi nhận được kết quả điều tra tính khả thi của dự án.
Về việc nghiên cứu tính khả thi của dự án, cùng với việc khảo sát khí tượng, hải tượng, địa hình, địa chất tại thực địa, tôi được biết là người ta sẽ đánh giá tính khả thi của dự án dựa trên phân tích đánh giá về sự thích hợp của địa điểm xây dựng ở Ninh Thuận, thiết kế cơ bản của nhà máy điện hạt nhân, về loại lò, về tính kinh tế và khả năng tài chính…
Ông có hỏi về động đất, tôi cho rằng công nghệ chống động đất của Nhật Bản thuộc loại đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất thế giới. Nếu thực hiện đúng các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng chống động đất của Nhật Bản, thì cho dù có lớp đứt gãy đang hoạt động, cũng hoàn toàn có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân chịu được động đất mạnh. Đầu tiên, những đánh giá này sẽ được tập hợp trong báo cáo của Công ty điện hạt nhân Nhật Bản. |
- Sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân phụ thuộc vào công nghệ an toàn và công tác vận hành an toàn. Như ông vừa nói thì công nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản rất an toàn. Tuy nhiên, Việt Nam hiện có rất ít các chuyên gia, nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực điện hạt nhân. Cho đến năm 2020 là năm dự định khởi động lò phản ứng hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, thì công tác đào tạo nguồn nhân lực được coi là việc quan trọng nhất. Để đảm bảo nguồn nhân lực, sự hợp tác với Nhật Bản, nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, là điều cần thiết. Vậy phía Nhật Bản có thể hợp tác như thế nào với phía Việt Nam?
Ông Yuji Takahashi: Theo thỏa thuận cấp cao hồi tháng 10/2010 giữa Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan khi đó và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, phía Nhật Bản sẽ hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Sau khi có thỏa thuận cấp cao này, công ty chúng tôi đã ký hiệp định hợp tác với Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN).
Dựa trên hiệp định này, các công ty điện lực Nhật Bản đã đàm phán và đề xuất với EVN kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho việc vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 dựa trên phát huy những kinh nghiệm khi đưa vào sử dụng tổ máy đầu tiên.|
Cụ thể, từ tháng 9 năm ngoái, chúng tôi đã mời và tổ chức khóa thực tập tiếng Nhật và công nghệ hạt nhân tại trường đại học Tokai cho 15 nhân viên EVN sẽ là đội ngũ nòng cốt cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trong tương lai.
Các cơ quan của Việt Nam luôn nhấn mạnh rằng đào tạo nguồn nhân lực là việc quan trọng. Sau khi nhận được thông điệp này, phía Nhật Bản đã tổ chức các cuộc hội thảo tại Việt Nam ở các cấp khác nhau với sự tham dự của các cơ quan chức năng, các cơ quan nghiên cứu và các công ty điện lực, cũng như tiếp nhận, tiến hành các khóa thực tập, nghiên cứu tại Nhật Bản. Thông qua tận dụng tốt các cơ hội đó, chúng tôi hy vọng sẽ đào tạo được nguồn nhân lực cho Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ rằng nếu không đào tạo được nguồn nhân lực, thì cũng không thể vận hành nhà máy điện một cách an toàn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực, nên chúng tôi muốn hợp tác tối đa trong khả năng của mình đào tạo nguồn nhân lực cho phía Việt Nam.
- Cám ơn ông./.
Công ty đầu mối thực hiện dự án này phía Nhật Bản là Công ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế Nhật Bản (JINED), được thành lập ngày 22/10/2010 với thành phần gồm 9 công ty điện lực của Nhật Bản, Công ty cổ phần Tổ chức cải cách công nghiệp, Công ty cổ phần Toshiba, Công ty Cổ phần Hitachi và Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi.
Để tìm hiểu về độ an toàn của công nghệ điện hạt nhân Nhật Bản và công tác chuẩn bị cho dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, phóng viên TTXVN tại Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn ông Yuji Takahashi, Giám đốc điều hành nghiệp vụ của JINED:
- Chính phủ Việt Nam cho rằng điện lực là yếu tố không thể thiếu để phát triển kinh tế. Do đó, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nhật Bản đã được chỉ định xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 2 tại tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố hạt nhân Fukushima, một số người dân Việt Nam có chút lo lắng về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Để người dân Việt Nam yên tâm, ông có thể giải thích về sự an toàn của công nghệ điện hạt nhân sẽ xuất khẩu sang Việt Nam của Nhật Bản?
Ông Yuji Takahashi: Trong suốt 50 năm qua, công ty chúng tôi đã liên tục hoàn thiện công nghệ điện hạt nhân mua của Mỹ và muốn cung cấp “lò phản ứng nước nhẹ mới nhất” có độ tin cậy cao nhất (loại lò ABWR hoặc loại lò PWR mới nhất) cho Việt Nam.
Dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm rút ra từ việc làm rõ nguyên nhân gây sự cố Fukushima, Nhật Bản có thể xây dựng cho Việt Nam lò phản ứng nước nhẹ kiểu Nhật Bản có mức độ an toàn và tin cậy cao nhất theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.
Không chỉ có “phần cứng” trang thiết bị, chúng tôi cho rằng điều quan trọng là cần đảm bảo an toàn một cách toàn diện, trong đó có cả công tác vận hành nhà máy điện hạt nhân. Dựa trên kinh nghiệm rút ra từ sự cố Fukushima, chúng tôi muốn cung cấp cho Việt Nam công nghệ điện hạt nhân an toàn nhất thế giới. Về mặt an toàn, chúng tôi nghĩ có thể đảm bảo cung cấp cho Việt Nam công nghệ điện hạt nhân mà không phải lo lắng về tính an toàn của nó.
- Năm 2014 sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam. Cho đến nay, công tác khảo sát, như khảo sát địa chất, đã được tiến hành như thế nào? Trong kết quả khảo sát có điểm nào đáng chú ý hay không? Ví dụ như có phát hiện các vết đứt gãy đang hoạt động, một nguyên nhân dẫn tới động đất, hay không?
Ông Yuji Takahashi: Về công tác khảo sát, nghiên cứu tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 2 tại tỉnh Ninh Thuận, Công ty điện hạt nhân Nhật Bản đang thực hiện công việc này và hiện kết quả khảo sát đang được công ty đó thảo luận. Tôi nghe nói rằng việc nghiên cứu tính khả thi của dự án của công ty đó sẽ hoàn tất vào mùa Xuân năm nay. Tôi nghĩ rằng các kế hoạch của dự án sẽ được xúc tiến sau khi nhận được kết quả điều tra tính khả thi của dự án.
Về việc nghiên cứu tính khả thi của dự án, cùng với việc khảo sát khí tượng, hải tượng, địa hình, địa chất tại thực địa, tôi được biết là người ta sẽ đánh giá tính khả thi của dự án dựa trên phân tích đánh giá về sự thích hợp của địa điểm xây dựng ở Ninh Thuận, thiết kế cơ bản của nhà máy điện hạt nhân, về loại lò, về tính kinh tế và khả năng tài chính…
Ông có hỏi về động đất, tôi cho rằng công nghệ chống động đất của Nhật Bản thuộc loại đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất thế giới. Nếu thực hiện đúng các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng chống động đất của Nhật Bản, thì cho dù có lớp đứt gãy đang hoạt động, cũng hoàn toàn có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân chịu được động đất mạnh. Đầu tiên, những đánh giá này sẽ được tập hợp trong báo cáo của Công ty điện hạt nhân Nhật Bản. |
- Sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân phụ thuộc vào công nghệ an toàn và công tác vận hành an toàn. Như ông vừa nói thì công nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản rất an toàn. Tuy nhiên, Việt Nam hiện có rất ít các chuyên gia, nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực điện hạt nhân. Cho đến năm 2020 là năm dự định khởi động lò phản ứng hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, thì công tác đào tạo nguồn nhân lực được coi là việc quan trọng nhất. Để đảm bảo nguồn nhân lực, sự hợp tác với Nhật Bản, nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, là điều cần thiết. Vậy phía Nhật Bản có thể hợp tác như thế nào với phía Việt Nam?
Ông Yuji Takahashi: Theo thỏa thuận cấp cao hồi tháng 10/2010 giữa Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan khi đó và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, phía Nhật Bản sẽ hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Sau khi có thỏa thuận cấp cao này, công ty chúng tôi đã ký hiệp định hợp tác với Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN).
Dựa trên hiệp định này, các công ty điện lực Nhật Bản đã đàm phán và đề xuất với EVN kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho việc vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 dựa trên phát huy những kinh nghiệm khi đưa vào sử dụng tổ máy đầu tiên.|
Cụ thể, từ tháng 9 năm ngoái, chúng tôi đã mời và tổ chức khóa thực tập tiếng Nhật và công nghệ hạt nhân tại trường đại học Tokai cho 15 nhân viên EVN sẽ là đội ngũ nòng cốt cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trong tương lai.
Các cơ quan của Việt Nam luôn nhấn mạnh rằng đào tạo nguồn nhân lực là việc quan trọng. Sau khi nhận được thông điệp này, phía Nhật Bản đã tổ chức các cuộc hội thảo tại Việt Nam ở các cấp khác nhau với sự tham dự của các cơ quan chức năng, các cơ quan nghiên cứu và các công ty điện lực, cũng như tiếp nhận, tiến hành các khóa thực tập, nghiên cứu tại Nhật Bản. Thông qua tận dụng tốt các cơ hội đó, chúng tôi hy vọng sẽ đào tạo được nguồn nhân lực cho Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ rằng nếu không đào tạo được nguồn nhân lực, thì cũng không thể vận hành nhà máy điện một cách an toàn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực, nên chúng tôi muốn hợp tác tối đa trong khả năng của mình đào tạo nguồn nhân lực cho phía Việt Nam.
- Cám ơn ông./.
Minh Sơn-Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)