Đoàn công tác liên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Văn hóa và UNESCO Việt Nam, và Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa đến thăm làm việc tại tỉnh Nakhon Phanom, Đông bắc Thái Lan, để khảo sát và trao đổi về công tác quy hoạch thiết kế, cũng như xây dựng các hạng mục công trình di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ban Mạy.
Trong ba ngày đầu của chuyến công tác kéo dài từ ngày 21-25/9, đoàn đã có buổi làm việc với Ban chấp hành Hội người Việt Nam tỉnh Nakhon Phanom, thăm và làm việc với Ban quản lý Làng Hữu nghị Thái Lan-Việt Nam cùng một số cơ quan chức năng, và đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh Nakhon Phanom.
Chuyến đi nhằm trao đổi và thống nhất những công việc cần phối hợp, trợ giúp trong quá trình quy hoạch, trong đó có việc bố trí không gian trong khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ban Mạy. Chính quyền tỉnh Nakhon Phanom đã dành một khu đất khá rộng để làm khu di tích.
Khu tưởng niệm kể trên được nối với Làng hữu nghị Thái-Việt bằng một con đường thuận tiện, tạo thành một quần thể du lịch văn hóa, lịch sử. Sau khi dâng hương tưởng niệm Bác Hồ và viếng thăm nhà di tích mô phỏng, khách du lịch sẽ theo con đường đó đến Làng Hữu nghị Thái-Việt, nơi có bảo tàng trưng bày các kỷ vật và tranh ảnh, sách báo về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.
Trưởng đoàn công tác, phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Nguyễn Thúy Đức, cho biết: “Khu nhà di tích khắc họa thời kỳ Bác Hồ đến Thái Lan hoạt động và sống ở đó vào các năm 1928-1929, rồi sau đó vào đầu năm 1930 Bác đã quay lại khu vực này. Dự kiến, khung cảnh thiên nhiên như cây khế, cây dừa Bác Hồ đã trồng cũng được phục dựng, tạo không gian để nhớ lại hình ảnh ngôi nhà Bác từng sống và làm việc.”
Bà Nguyễn Thúy Đức cho hay sau khi xây dựng xong tưởng niệm được xây, Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Bộ Ngoại giao sẽ giúp trưng bày, bổ sung thông tin đặc tả hiện vật trong ngôi nhà mô phỏng di tích của Bác. Các thông tin mới hoặc hiện vật trưng bày khác cũng sẽ được lựa chọn nhằm giới thiệu thêm về mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan trước đây, hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai.
Trước lúc rời Bangkok, đoàn đã đến thăm một ngôi chùa gốc Việt ở tỉnh Samut Sakhon và thăm quan một số di tích lịch sử và văn hóa tại Bangkok./.
Trong ba ngày đầu của chuyến công tác kéo dài từ ngày 21-25/9, đoàn đã có buổi làm việc với Ban chấp hành Hội người Việt Nam tỉnh Nakhon Phanom, thăm và làm việc với Ban quản lý Làng Hữu nghị Thái Lan-Việt Nam cùng một số cơ quan chức năng, và đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh Nakhon Phanom.
Chuyến đi nhằm trao đổi và thống nhất những công việc cần phối hợp, trợ giúp trong quá trình quy hoạch, trong đó có việc bố trí không gian trong khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ban Mạy. Chính quyền tỉnh Nakhon Phanom đã dành một khu đất khá rộng để làm khu di tích.
Khu tưởng niệm kể trên được nối với Làng hữu nghị Thái-Việt bằng một con đường thuận tiện, tạo thành một quần thể du lịch văn hóa, lịch sử. Sau khi dâng hương tưởng niệm Bác Hồ và viếng thăm nhà di tích mô phỏng, khách du lịch sẽ theo con đường đó đến Làng Hữu nghị Thái-Việt, nơi có bảo tàng trưng bày các kỷ vật và tranh ảnh, sách báo về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.
Trưởng đoàn công tác, phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Nguyễn Thúy Đức, cho biết: “Khu nhà di tích khắc họa thời kỳ Bác Hồ đến Thái Lan hoạt động và sống ở đó vào các năm 1928-1929, rồi sau đó vào đầu năm 1930 Bác đã quay lại khu vực này. Dự kiến, khung cảnh thiên nhiên như cây khế, cây dừa Bác Hồ đã trồng cũng được phục dựng, tạo không gian để nhớ lại hình ảnh ngôi nhà Bác từng sống và làm việc.”
Bà Nguyễn Thúy Đức cho hay sau khi xây dựng xong tưởng niệm được xây, Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Bộ Ngoại giao sẽ giúp trưng bày, bổ sung thông tin đặc tả hiện vật trong ngôi nhà mô phỏng di tích của Bác. Các thông tin mới hoặc hiện vật trưng bày khác cũng sẽ được lựa chọn nhằm giới thiệu thêm về mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan trước đây, hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai.
Trước lúc rời Bangkok, đoàn đã đến thăm một ngôi chùa gốc Việt ở tỉnh Samut Sakhon và thăm quan một số di tích lịch sử và văn hóa tại Bangkok./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)