Trong báo cáo vừa công bố ngày 4/4, bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế (Anh) đã đưa ra 3 kịch bản đối với triển vọng đồng euro trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Theo EIU, kịch bản có khả năng xảy ra nhiều nhất (50%) là Eurozone cuối cùng cũng sẽ thoát khỏi khủng hoảng nợ, trong đó, các quốc gia có nợ phải chấp nhận cải tổ mạnh mẽ nhằm giảm thâm hụt và các quốc gia thành viên mạnh hơn sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính để kiểm soát khủng hoảng một cách miễn cưỡng.
Kịch bản này được EIU cho là viễn cảnh trọng tâm trong dự báo của mình.
Kịch bản thứ hai, với khả năng xảy ra 15%, là việc các nước thành viên Eurozone sẽ từ bỏ đồng tiền chung do không thể ngăn chặn được cuộc khủng hoảng nợ.
EIU cho rằng những nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư tại các quốc gia đang lâm vào cảnh nợ nần sẽ khiến các nước yếu hơn trong khối ngày càng lo ngại về các đòi hỏi áp đặt cho họ. Trong khi đó, những quốc gia có tình hình tài chính tốt hơn có thể sẽ mất kiên nhẫn trong việc tiếp tục ủng hộ các quốc gia thành viên khác.
Theo EIU, áp lực của cử tri đối với các chính trị gia có thể sẽ khiến kịch bản sụp đổ của đồng tiền chung euro trở thành một điều "không thể chống lại được."
Các quốc gia tụt hậu, như Bồ Đào Nha và Ireland, hoặc có thể các nền kinh tế mạnh như Đức sẽ quyết định từ bỏ đồng euro và sau đó là các nước thành viên khác.
EIU cho rằng viễn cảnh này mặc định là sớm hay muộn thì chất gắn kết giữa các nước châu Âu trong nhiều thập kỷ qua sẽ rạn nứt và bước tiến hướng tới một liên minh chặt chẽ hơn bao giờ hết sẽ bị chặn đứng.
Kịch bản thứ 3 mà EIU đưa ra, với khả năng xảy ra chỉ 10%, là khu vực đồng tiền chung sẽ trải qua một sự hồi sinh khi các nước thành viên nỗ lực kiểm soát thành công nợ công của mình. Tất nhiên, điều này khó có thể xảy ra.
Tại cuộc họp ngày 7/4 tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tăng lãi suất nhằm đối phó với tình trạng lạm phát đang lan tràn khắp khu vực, nhưng hiện có những lo ngại rằng việc này sẽ khiến tình hình trở nên khó khăn hơn cho các nước thuộc khu vực ngoại biên./.
Theo EIU, kịch bản có khả năng xảy ra nhiều nhất (50%) là Eurozone cuối cùng cũng sẽ thoát khỏi khủng hoảng nợ, trong đó, các quốc gia có nợ phải chấp nhận cải tổ mạnh mẽ nhằm giảm thâm hụt và các quốc gia thành viên mạnh hơn sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính để kiểm soát khủng hoảng một cách miễn cưỡng.
Kịch bản này được EIU cho là viễn cảnh trọng tâm trong dự báo của mình.
Kịch bản thứ hai, với khả năng xảy ra 15%, là việc các nước thành viên Eurozone sẽ từ bỏ đồng tiền chung do không thể ngăn chặn được cuộc khủng hoảng nợ.
EIU cho rằng những nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư tại các quốc gia đang lâm vào cảnh nợ nần sẽ khiến các nước yếu hơn trong khối ngày càng lo ngại về các đòi hỏi áp đặt cho họ. Trong khi đó, những quốc gia có tình hình tài chính tốt hơn có thể sẽ mất kiên nhẫn trong việc tiếp tục ủng hộ các quốc gia thành viên khác.
Theo EIU, áp lực của cử tri đối với các chính trị gia có thể sẽ khiến kịch bản sụp đổ của đồng tiền chung euro trở thành một điều "không thể chống lại được."
Các quốc gia tụt hậu, như Bồ Đào Nha và Ireland, hoặc có thể các nền kinh tế mạnh như Đức sẽ quyết định từ bỏ đồng euro và sau đó là các nước thành viên khác.
EIU cho rằng viễn cảnh này mặc định là sớm hay muộn thì chất gắn kết giữa các nước châu Âu trong nhiều thập kỷ qua sẽ rạn nứt và bước tiến hướng tới một liên minh chặt chẽ hơn bao giờ hết sẽ bị chặn đứng.
Kịch bản thứ 3 mà EIU đưa ra, với khả năng xảy ra chỉ 10%, là khu vực đồng tiền chung sẽ trải qua một sự hồi sinh khi các nước thành viên nỗ lực kiểm soát thành công nợ công của mình. Tất nhiên, điều này khó có thể xảy ra.
Tại cuộc họp ngày 7/4 tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tăng lãi suất nhằm đối phó với tình trạng lạm phát đang lan tràn khắp khu vực, nhưng hiện có những lo ngại rằng việc này sẽ khiến tình hình trở nên khó khăn hơn cho các nước thuộc khu vực ngoại biên./.
Lê Dương (TTXVN/Vietnam+)