Biểu tình dựkiến diễn ra ngày 14/8 trước Đại sứ quán Mỹ tại Bahrain nhằm yêu cầu chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm biểu tình tại thủ đô Manamamới được ban bố.
Các nhân chứng cho biết lực lượng an ninh và xe bọc thép đã được triểnkhai xung quang các ngôi làng của người Hồi giáo Shiite gần thủ đô Manama nhưSanabis, Sitra và Budaya, nơi người biểu tìnhthường xuyên tụ tập.
Hôm 12/8, Thủ tướng Khalifa bin Salman đã cảnh báo chính quyền sẽ không khoan nhượng và bất cứ hành động quákhích nào cũng sẽ bị xử phạt.
Trong khi đó, tuyên bố trên mạng xã hội, các nhà hoạt động đối lập chobiết sẽ tổ chức các cuộc biểu tình bất chấp lệnh cấm của chính phủ, nhằm hưởngứng các cuộc biểu tình diễn ra tại Ai Cập hồi tháng trước, dẫn tới việc phếtruất Tổng thống Mohamed Morsi.
Tuy nhiên, khác với các cuộcbiểu tình tại Ai Cập được quân đội ủng hộ, lực lượng an ninh Bahrain vẫn trung thành tuyệt đối với chính phủ và tuyên bố hôm 13/8 rằng họ sẽsử dụng các biện pháp mạnh để đẩy lùi những hành động quá khích.
Trong khi đó,nhóm đối lập lớn nhất tại Bahrain là Al-Wefaq theo dòng Shiite tuyên bố sẽ không tham gia cuộc biểu tìnhngày 14/8, nhưng ủng hộ quyền được biểu tình của người dân.
Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) mới đây đã yêu cầu Chính phủ Bahrain không sử dụng các biện pháp bạo lực để trấn áp người biểu tình và khẳngđịnh quyền được bày tỏ chính kiến của người dân.
Tổ chức này cũng đề nghị Mỹ,bằng ảnh hưởng của mình gây sức ép với chính quyền Bahrain, vốn là đồng minh quan trọng của Mỹ tại vùng Vịnh và là nơi đặt căn cứcủa Hạm đội 5 Mỹ, để các cuộc biểu tình trước Đại sứ quán nước này diễn ra tronghòa bình.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ không đưa ra các phản ứng chính thức liênquan đến cuộc biểu tình sắp diễn ra này. Từ Washington, nữ phátngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho rằng Mỹ quan tâm sâu sắcđến tình trạng bất ổn tại Bahrain, kêu gọi các bên ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm các giải pháp tronghòa bình, đồng thời cũng khẳng định quyền được tự do bày tỏ chính kiến trong hòabình của người dân.
Bất ổn diễn ra tại Bahrain từ tháng 2/2011, khi các phong trào đối lập của cộng đồng người Shiitetiến hành biểu tình đòi vương triều al-Khalifa theo dòng Sunni từ bỏquyền lực.
Mặc dù chính phủ đã nỗ lực tiến hành đàm phán với các lãnh đạo đốilập, song tình trạng bạo lực đang có nguy cơ biến Bahrain trở thành chiến trường giữa các thế lực có ảnh hưởng trong khu vực.
Theo thống kê của Tổ chức nhân quyền quốc tế, khoảng 80 người đã thiệtmạng ở Bahrain kể từ khi nổ ra các vụ bạo lực hồi tháng 2/2011. Bất chấp việc lực lượngan ninh sử dụng những biện pháp mạnh và đưa ra luật cấm biểu tình trong thủ đô,người biểu tình vẫn tràn xuống các đường phố và tuyên bố tiếp tục các hoạt độngphản đối./.