["Hải Phòng cần chú trọng thế mạnh của thành phố"]
Tại phiên họpngày 19/9/2013, sau khi nghe Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng báo cáokết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 05/8/ 2003 của BộChính trị khóa IX "Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước," ý kiến của các ban, bộ,ngành Trung ương, Bộ Chính trị đã kết luận:
1. Kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 05-8-2003 của Bộ Chính trị khóa IX
Mườinăm qua, trong bối cảnh vừa có thuận lợi, vừa có thách thức chung củacả nước, với nỗ lực và quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dânthành phố Hải Phòng đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn, tổ chức thựchiện nghiêm túc Nghị quyết số 32 của Bộ Chính trị và đạt được nhiềuthành tựu nổi bật.
Kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh,GDP bình quân giai đoạn 2003-2012 tăng 11%/năm, thu nhập bình quân đầungười năm 2012 đạt 2.064 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng,năm 2012 tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp chiếm gần 90%, dịch vụ cảngbiển phát triển nhanh; huy động đầu tư toàn xã hội khá cao, từ năm 2011thu hút FDI đã phục hồi và tăng nhanh. Từng bước khẳng định Hải Phòng làmột trong những trung tâm công nghiệp của vùng và cả nước.
Côngtác quy hoạch và xây dựng đô thị được quan tâm, các dự án lớn như sânbay, cảng biển, đường cao tốc, khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải... đượckhởi công tạo động lực mới cho sự phát triển. Bộ mặt thành phố đã cókhởi sắc, từng bước phát huy vai trò đầu mối giao thông quan trọng, cửachính ra biển, trung tâm phát triển trên lĩnh vực vận tải biển của cácđịa phương phía Bắc.
Văn hóa-xã hội đạt nhiều kết quảtích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện;giáo dục và đào tạo phát triển tốt, lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệcao; an sinh xã hội được bảo đảm, năm 2012 tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,2%.
Quốcphòng, an ninh được củng cố. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, vậnđộng quần chúng được tiến hành thường xuyên, có nền nếp; thực hiệnnghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách vềxây dựng Đảng hiện nay" và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng.
Tuynhiên, so với mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 32, Hải Phòng vẫn cònnhững mặt hạn chế. Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợithế; chưa bảo đảm tính bền vững. Phát triển công nghiệp, du lịch, dịchvụ tài chính, thương mại và xây dựng đô thị, giao thông để trở thànhtrung tâm lớn chưa rõ nét, có mặt còn chậm. Nhiều dự án quan trọng xácđịnh tại Nghị quyết 32, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và các quyết địnhcủa Chính phủ triển khai còn chậm hoặc chưa được triển khai. Quản lýnhà nước có mặt còn hạn chế, nhất là quản lý đất đai. Phát triển văn hoá- xã hội trên một số mặt chưa tương xứng với yêu cầu. Tình hình tộiphạm còn diễn biến phức tạp. Chất lượng công tác xây dựng Đảng và vậnđộng quần chúng có nơi còn thấp; quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý chưabảo đảm tính liên tục, một bộ phận chưa được chuẩn hóa.
Nhữnghạn chế, yếu kém nói trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhânchủ quan là chính. Việc thể chế hoá Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chínhtrị còn chậm; cơ chế, chính sách đối với Hải Phòng chưa phù hợp vị trícủa Hải Phòng là trung tâm, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chínhra biển của các địa phương phía Bắc. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điềuhành, tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp uỷ và chính quyền thành phốHải Phòng trên một số lĩnh vực thiếu năng động, quyết liệt, còn tư tưởngtrông chờ Trung ương. Sự phối kết hợp của các bộ, ban, ngành Trung ươngvới thành phố Hải Phòng còn nhiều hạn chế, thiếu tích cực.
2. Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ từ nay đến năm 2020
Trêncơ sở tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 32 và vận dụng sáng tạo Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các nghị quyết của Trungương, từ nay đến năm 2020, Hải Phòng cần phát triển theo hướng phát huytối đa các nguồn lực, lợi thế để xây dựng Hải Phòng trở thành thành phốCảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sứccạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước;trung tâm giáo dục-đào tạo, y tế và khoa học-công nghệ của vùngduyên hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửachính ra biển của các địa phương phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừngnâng cao; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng-an ninh; có tổchức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; hoàn thành công nghiệp hoá,hiện đại hoá trước năm 2020.
Đẩy mạnh thực hiện chủ trươngđổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng pháttriển nhanh, bền vững. Chuyển hướng phát triển chủ yếu từ chiều rộngsang chiều sâu, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tậptrung phát triển lĩnh vực có thế mạnh, mang tính đột phá là các ngànhdịch vụ cảng biển, sân bay, du lịch, kinh tế biển và vận tải biển,logicstics, tài chính, xuất nhập khẩu...
Chú trọng phát triển các ngànhcông nghiệp trọng điểm, mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng và hàmlượng khoa học - công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện vớimôi trường. Nâng cao tỉ lệ nội địa trong sản phẩm, chuyển dần từ giacông, lắp ráp sang chế tạo và chế tác.
Ưu tiên phát triển những sản phẩmcó khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và giảm dần những sảnphẩm sơ chế, tiêu tốn nhiều tài nguyên. Phát triển nông nghiệp sinh tháivới các sản phẩm sạch, giá trị thu nhập cao, đẩy mạnh xây dựng nôngthôn mới. Quan tâm phát triển văn hoá - xã hội mang bản sắc riêng củaHải Phòng.
Phấn đấu đến năm 2020 đạt một số chỉ tiêu chủyếu sau: Tăng trưởng kinh tế gấp từ 1,5-2 lần bình quân cả nước, GDPbình quân đầu người đạt khoảng 4.900-5.000 USD, cơ cấu kinh tế dịch vụchiếm 63%, công nghiệp-xây dựng 33,5% và nông, lâm, thuỷ sản 3,5%.
Xâydựng và phát triển đô thị Hải Phòng theo hướng đô thị cảng biển xanh,văn minh, hiện đại. Thực hiện tốt ba khâu đột phá chiến lược, trong đóphát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải bảo đảm đồng bộ, hiện đại đápứng yêu cầu phát triển của thành phố và vùng; huy động mọi nguồn lực đầutư, kể cả vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức (BOT, BTO, BT, PPP...);đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án xây dựng đã ghi trong Nghị quyết32, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và các quyết định của Thủ tướngChính phủ.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu phát triển của thành phố. Tạo chuyển biến toàn diện, sâu sắc về cảicách hành chính, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăngcường kỷ cương, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành của các cấpchính quyền; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãngphí.
Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với việc thựchiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, giữgìn ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thường xuyên chăm locông tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và vận động quần chúng. Bảođảm các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, nội bộđoàn kết thống nhất và nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốtnhân dân.
Về các kiến nghị của Thành ủy Hải Phòng, BộChính trị kết luận: Để Hải Phòng phát triển, thực hiện tốt phương hướng,mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, trước hết là trách nhiệm của Đảng bộ,chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng; đồng thời, Đảng đoàn Quốchội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng, bộ, ngành Trung ương cầnquan tâm thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với Hải Phòng, trước hếttập trung xem xét, giải quyết một số kiến nghị của Hải Phòng./.