Chính phủ Bỉ vừa nhất trí tiếp tục kiềm chế thâm hụt ngân sách năm 2013 và áp dụng các biện pháp, trong đó đặt giới hạn cho việc nâng lương, để cải thiện khả năng cạnh tranh.
Với mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức tương đương 2,8% GDP trong năm nay xuống còn 2,15% trong năm 2013, các bộ trưởng đã đưa ra thông báo về kế hoạch tăng thuế và tiết kiệm sau 5 tuần họp tại văn phòng Thủ tướng Elio Di Rupo.
Năm 2011, mức thâm hụt ngân sách của Bỉ lên tới 3,7% GDP, vượt quá mức trần cho phép của Liên minh châu Âu (EU), khiến nước này mất thứ hạng AAA được đánh giá bởi 4 cơ quan đánh giá tín nhiệm chính.
Các chuyên gia ngân sách tháng trước cho biết chính phủ cần tiết kiệm 800 triệu euro năm nay và tiết kiệm thêm 3,7 tỷ euro (khoảng 4,7 tỷ USD) trong năm 2013. Theo Bộ trưởng phụ trách vẫn đề lương hưu Alexander De Croo, việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trên các giao dịch chứng khoán và các khoản thu nhập cao từ vốn đầu tư sẽ giúp tiết kiệm được 18 tỷ euro trong vòng 2 năm.
Các bộ trưởng Bỉ cho hay các khoản chi cho an sinh xã hội và chi tiêu của chính phủ sẽ được cắt giảm. Thuế bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm tiết kiệm cũng như các mặt hàng thuốc lá và rượu sẽ tăng. Bên cạnh đó, Bỉ sẽ duy trì hệ thống tăng tiền lương cho cả các khu vực công và tư nhân phù hợp với tình trạng lạm phát, với tiền lương sẽ không tăng quá mức cho phép trong vòng 2 năm tới.
Bỉ là nước thứ 5 có mức nợ công cao nhất trong khu vực đồng tiền chung euro trong năm 2011. Tổng nợ công của Bỉ trong năm 2012 được Ngân hàng trung ương Bỉ ước tính tương đương gần 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nền kinh tế Bỉ đang phải chịu sức ép ngày càng gia tăng trong lúc lòng tin của giới doanh nghiệp tụt xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Các số liệu ban đầu do Ngân hàng Trung ương nước này đưa ra trong tháng 10 cho thấy kinh tế nước này trì trệ trong quý 3/2012./.
Với mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức tương đương 2,8% GDP trong năm nay xuống còn 2,15% trong năm 2013, các bộ trưởng đã đưa ra thông báo về kế hoạch tăng thuế và tiết kiệm sau 5 tuần họp tại văn phòng Thủ tướng Elio Di Rupo.
Năm 2011, mức thâm hụt ngân sách của Bỉ lên tới 3,7% GDP, vượt quá mức trần cho phép của Liên minh châu Âu (EU), khiến nước này mất thứ hạng AAA được đánh giá bởi 4 cơ quan đánh giá tín nhiệm chính.
Các chuyên gia ngân sách tháng trước cho biết chính phủ cần tiết kiệm 800 triệu euro năm nay và tiết kiệm thêm 3,7 tỷ euro (khoảng 4,7 tỷ USD) trong năm 2013. Theo Bộ trưởng phụ trách vẫn đề lương hưu Alexander De Croo, việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trên các giao dịch chứng khoán và các khoản thu nhập cao từ vốn đầu tư sẽ giúp tiết kiệm được 18 tỷ euro trong vòng 2 năm.
Các bộ trưởng Bỉ cho hay các khoản chi cho an sinh xã hội và chi tiêu của chính phủ sẽ được cắt giảm. Thuế bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm tiết kiệm cũng như các mặt hàng thuốc lá và rượu sẽ tăng. Bên cạnh đó, Bỉ sẽ duy trì hệ thống tăng tiền lương cho cả các khu vực công và tư nhân phù hợp với tình trạng lạm phát, với tiền lương sẽ không tăng quá mức cho phép trong vòng 2 năm tới.
Bỉ là nước thứ 5 có mức nợ công cao nhất trong khu vực đồng tiền chung euro trong năm 2011. Tổng nợ công của Bỉ trong năm 2012 được Ngân hàng trung ương Bỉ ước tính tương đương gần 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nền kinh tế Bỉ đang phải chịu sức ép ngày càng gia tăng trong lúc lòng tin của giới doanh nghiệp tụt xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Các số liệu ban đầu do Ngân hàng Trung ương nước này đưa ra trong tháng 10 cho thấy kinh tế nước này trì trệ trong quý 3/2012./.
Đào Linh (TTXVN)