Cảnh giác trước nguy cơ mắc liên cầu khuẩn ở lợn

Hiện người sản xuất, các hộ chăn nuôi, kinh doanh và tiêu dùng chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.
Trước thông tin một số người do bất cẩn đã giết mổ và ăn thịt lợn bị mắc liêncầu khuẩn phải nhập viện, thậm chí tử vong, ngày 10/5 phóng viên TTXVN đã cócuộc trao đổi với các chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch tễ và lâm sàngvề cơ chế lây bệnh, cách phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh liên cầukhuẩn.

Theo tiến sỹ Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm,hiện người sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh và tiêu dùng chưa ý thức được mức độnguy hiểm của bệnh liên cầu khuẩn.

Trong khi thời tiết hè rất oi bức, môi trường bị ô nhiễm, nguy cơ thựcphẩm không an toàn và dịch bệnh xuất hiện rất lớn. Vì vậy, người dân tuyệt đốikhông ăn tiết canh bất kỳ loại gia súc, gia cầm nào, nhất là lợn; thực hiệnphương châm ăn chín, uống sôi, không giết mổ và ăn thịt gia súc, gia cầm bịnhiễm bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Theo tiến sỹ Khẩn, vừa qua có một số trường hợp nhập viện trong tình trạngsốc nặng do nhiễm trùng máu, thậm chí bị tử vong. Nguyên nhân do người bệnhtrước đó đã ăn tiết canh hoặc ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chưa được nấu chínkỹ; tham gia giết mổ lợn.

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn có nguy cơ lây lan sang người qua đường máu nhưcác vết xước, vết thương hở trong khi tiếp xúc trực tiếp như giết mổ, sơ chếthịt lợn còn dính máu và qua đường tiêu hóa. Trong khi thói quen ăn tiết canh,nhất là tiết canh lợn và giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn vệ sinh thựcphẩm, đang là thách thức lớn trong ngăn chặn bệnh liên cầu lợn.

Theo Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, khi người bị mắc bệnh liên cầulợn thường có biểu hiện sốt cao, khó thở và điển hình bệnh nhân bị nhiễm trùngmáu và tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy, người bệnh khi có các dấu hiệu sốt cao(trước đó đã có tiếp xúc hoặc ăn tiết canh, thịt lợn bị bệnh) cần đến ngay bệnhviện đa khoa để điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà.Người nghi bị liên cầu lợn có thể dễ dàng phát hiện qua xét nghiệm tại cơ sở ytế.

Đối với những người bị mắc liên cầu lợn thường dẫn đến viêm màng não, xuấthuyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Người ở thể nhẹ, sau 10 ngày điềutrị dùng kháng sinh, đa số sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên đối với người mắc nặng có thểtử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạng và suy đa phủtạng.

Các chuyên gia dịch tễ cho biết liên cầu lợn có xu hướng xảy ra vào mùaHè, bệnh xuất hiện chủ yếu ở lợn nhà nhưng có khi cả lợn rừng, chó, mèo, chim vàtồn tại trong môi trường. Tác nhân gây bệnh là một loại liên cầu lợn có tên khoahọc là Streptococcus suis và môi trường đóng vai trò truyền bệnh. Tuy chưa xácđịnh cơ chế lây truyền bệnh liên cầu khuẩn lợn nhưng có nhiều khả năng khi lợnbị bệnh, vi khuẩn Streptococcus suis biến đổi và đã tăng độc tính cho gia cầm,gia súc, rồi mới lây truyền sang người.

Nhưng các chuyên gia dịch tễ cũng xác định chưa có kết luận nào khẳng địnhliên cầu khuẩn ở lợn lây trực tiếp sang người. Để phòng bệnh liên cầu khuẩn lợntrong mùa nắng nóng người dân tuyệt đối không giết mổ và vận chuyển thịt lợn bịnhiễm bệnh; tuyết đối không ăn thịt lợn bị nhiễm khuẩn và không ăn tiết canh,thịt, nội tạng lợn chưa được nấu chín và không tham gia giết mổ khi tay chân vàcơ thể bị trầy xước./.

Nhật Minh (TTXVN/Vietanm+)

Tin cùng chuyên mục