Cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán điện tử ở châu Á-Thái Bình Dương

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trên một quỹ đạo tăng trưởng chóng mặt. Đến năm 2025, giá trị giao dịch thanh toán kỹ thuật số ở Đông Nam Á được dự kiến vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.
Cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán điện tử ở châu Á-Thái Bình Dương ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: straitstimes.com)

Báo Jakarta Post số ra mới đây có đăng bài viết nhận định rằng sự bùng nổ thương mại điện tử ở châu Á-Thái Bình Dương đã tạo ra các hình thức thanh toán kỹ thuật số đa dạng.

Tuy nhiên, cuộc đua giành sự quan tâm và giữ chân khách hàng đang khiến các công ty phải tiêu tốn nhiều vốn đầu tư. Để có được một “tương lai không tiền mặt” bền vững, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán phải tự tìm tòi và nghiên cứu ra các phần mềm riêng của mình.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trên một quỹ đạo tăng trưởng chóng mặt. Đến năm 2025, giá trị giao dịch thanh toán kỹ thuật số ở Đông Nam Á được dự kiến vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.

Cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số đang khởi sắc. Ngân hàng trung ương Malaysia liệt kê 47 công ty phát hành tiền điện tử trong cả nước, chiếm 13,8 tỷ ringgit Malaysia (3,3 tỷ USD) giao dịch trong giai đoạn từ tháng 1-10/2019.

Những nhà cung cấp dịch vụ khổng lồ quốc tế như Alipay và WeChat Pay nhập khẩu công nghệ từ một hệ sinh thái hoàn thiện của Trung Quốc, trong khi những nhà kinh doanh nội địa vượt qua thách thức với việc xây dựng thương hiệu, tiếp thị và kết nối các nhà đầu tư.

Vài tuần trở lại đây, tập đoàn Lippo đã thoái 70% cổ phần của OVO, một trong hai nhà cung cấp ví điện tử thống trị ở Indonesia, sau khi được báo cáo tiêu tốn 50 triệu USD mỗi tháng.

[Thái Lan phấn đấu đuổi kịp các thị trường châu Á về ngân hàng số]

Sân chơi của đất nước này giống với châu Phi và Trung Quốc, nơi cuộc chiến ví điện tử đã sôi sục với hai công ty lớn nhất hiện nay là OVO và GoPay.

Tại Philippines, các ví điện tử như GCash và PayMaya đã tiêu tốn hàng triệu USD vào các chương trình ưu đãi và khuyến mại để thu hút người sử dụng.

Những cách tiếp cận như vậy phản ánh tình trạng các doanh nghiệp đổ tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng và lôi kéo người dùng trung thành, chỉ để gặt hái những phần thưởng về sau này.

Tuy nhiên, cuộc chiến ưu đãi có thể kéo dài bao lâu, khi thực tế là người dùng sẽ đổ xô đến bất cứ nơi nào có khuyến mại nhiều hơn? Trong khi đó, các tổ chức tài chính hiện tại đang đầu tư đáng kể vào công nghệ để ngăn chặn sự thống trị của công nghệ tài chính (fintech).

Nhà đầu tư có thể giữ được cơ hội cạnh tranh của mình thông qua sự hợp tác. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp ví điện tử có thể tăng giá trị thương hiệu của họ thông qua trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Xét cho cùng, sự thuận tiện là yếu tố quan trọng đối với làn sóng thanh toán kỹ thuật số. Ý tưởng trở thành kẻ thù, hay hợp tác, là điều hiếm thấy trong giới kinh doanh.

Phương thức này giúp tập hợp kiến thức, phân phối rủi ro và loại bỏ lãng phí nghiên cứu và phát triển. Ford và Toyota đã hợp tác để xây dựng một hệ thống xe tải sử dụng động cơ lai (hybrid). Samsung cung cấp màn hình, trong khi Sony cung cấp công nghệ camera điện thoại cho điện thoại thông minh Apple. Năm nay, Microsoft và Sony đã đồng ý hợp tác về các giải pháp đám mây để phát trực tuyến trò chơi và nội dung.

Mặt khác, một thách thức đáng kể đối với bất kỳ công ty fintech nào đầu tư vào châu Á-Thái Bình Dương là sự thâm nhập. Khu vực này có rất nhiều nền tảng thanh toán nội địa thành công phục vụ các nhu cầu cao nhất, trải rộng trên các lãnh thổ được phân biệt bởi ngôn ngữ, thói quen văn hóa và sức mạnh chi tiêu trong cùng một quốc gia.

Cách tiếp cận thông thường là mua một nhà cung cấp nhỏ hơn để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Nếu điều này không hiệu quả, các nhà cung cấp thanh toán có thể xem xét việc sáp nhập để tạo ra quy mô kinh tế lớn hơn.

Tuy nhiên, việc này tạo ra những rủi ro và thách thức, đưa chúng ta trở lại câu hỏi hóc búa của các công ty chi tiêu quá nhiều, phát triển quá nhanh và rồi cạn kiệt vốn.

Câu trả lời tốt hơn nằm ở các quan hệ đối tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chi tiêu, tận dụng nền tảng hiện có và thúc đẩy đổi mới với khách hàng.

Các nền tảng như PPRO phục vụ nhu cầu đó bằng cách kết nối các doanh nghiệp với hơn 150 phương thức thanh toán nội địa trên một nền tảng, đơn giản hóa cách xử lý thanh toán kỹ thuật số trong nước và quốc tế.

Châu Á đã nhanh chóng mở ra cánh cửa toàn cầu cho những người khổng lồ như Alipay, GrabPay và WeChat. Vào tháng 10/2019, GrabPay hợp tác với Mastercard để ra mắt thẻ điện tử tại Singapore, và sau đó tiếp tục mở hoạt động tại Philippines vào đầu năm 2020.

Ứng dụng này có thể tạo điều kiện cho các giao dịch ví điện tử an toàn với gần 53 triệu thương nhân trên toàn thế giới, thu hút cả người dùng là khách du lịch quanh khu vực.

Do đó, mối quan hệ đối tác đã cho phép Grab tăng cường khả năng thực hiện một khối lượng thanh toán kỹ thuật số lớn hơn trên khắp các quốc gia.

Yếu tố khác biệt sau đó trở thành cách các công ty cải thiện hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số. Môi trường đa dạng của Đông Nam Á tạo ra cơ hội để làm điều đó.

Đối với các ngân hàng không được hỗ trợ, các nhà cung cấp có thể làm việc với các chính phủ để giới thiệu các phương thức thanh toán kỹ thuật số.

Để trả lời câu hỏi liệu một nhà cung cấp thanh toán có thể phát triển bền vững hay không, phải dựa vào khả năng giải quyết các thách thức hiện tại hoặc tương lai chứ không phải độ sâu của túi tiền của họ.

Nếu các chương trình khuyến mãi và giảm giá là tất cả những gì dịch vụ thanh toán có thể cung cấp, thì lúc đó không có gì ngăn cản người dùng “ra đi” khi những ưu đãi không còn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục