"Chạm" vào cảm xúc

Chạm đến tận cùng cảm xúc với bộ phim “Touch”

Với “Touch,” đạo diễn Nguyễn Đức Minh đã thực sự “chạm” đến từng cảm xúc của người xem, để lại một ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
Bộ phim tâm lý tình cảm “Touch” (tựa tiếng Việt là “Chạm”) là bộ phim đầutay của đạo diễn Việt kiều Mỹ Nguyễn Đức Minh.

Trong lễ ra mắt phim tại Thànhphố Hồ Chí Minh, Nguyễn Đức Minh nói rằng anh muốn làm một bộ phim để “Khán giảViệt xem vẫn hiểu, mà khán giả Mỹ cũng có thể cảm được câu chuyện.”

Và anh đã làm xuất sắc điều đó khi đã thực sự “chạm” đến từng cảm xúc củangười xem, để lại một ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.

Cũng chính vì lẽ đó mà“Touch” còn vừa liên tiếp dành được một loạt giải thưởng như giải Nữ diễnviên chính xuất sắc dành cho Porter Lynn vai Tâm và giải dành cho kịch bản phimvà hình ảnh phim xuất sắc tại Đại hội điện ảnh quốc tế Boston, giải thưởng dànhcho Phim đầu tay xuất sắc nhất trong Đại hội Điện ảnh Quốc tế Santa Rosa; giảithưởng của Ban giám khảo và khán giả bình chọn trong Đại hội Điện ảnh Quốc tếchâu Á ở Atlanta và giải thưởng do Khán giả bình chọn trong Đại hội Điện ảnhViệt Nam Quốc tế (ViFF).

Đạo diễn Nguyễn Đức Minh cho biết ở Mỹ phải đến 75% tiệm làm nail (nghềsơn vẽ móng tay, móng chân) là của người gốc Việt. Vì thế anh rất muốn viết kịchbản và làm bộ phim đầu tay về những con người ấy.

Trong tiệm nail V.I.P. của người Việt, Tâm, cô thợ mới xinh đẹp (PorterLynn Dương) đã gặp khách hàng nam giới đầu tiên là Brendan (John Ruby), anh thợsửa xe đến tẩy sạch bàn tay đầy dầu mỡ của mình. Vì đôi bàn tay bẩn ấy mà vợ anhkhông hài lòng và cuộc hôn nhân của anh có nguy cơ tan vỡ.

Tâm đã nhiều ngày chạm vào đôi tay ấy, làm sạch sẽ chúng và tư vấn choBredan cách lấy lòng vợ. Khi cuộc sống của hai vợ chồng Brendan dần được hâmnóng thì cũng là lúc một tình cảm khác lạ đã đến với Tâm và Brendan qua nhữngđộng chạm...

Bộ phim không chỉ là những lát cắt về cuộc sống, tình yêu của lớp trẻ, màcòn đề cập đến tình phụ tử, tình cảm thiêng liêng của người Việt. Đó là sự chămsóc tỷ mẩn của Tâm dành cho người cha bệnh tật, nấu ăn, tắm cho cha, cho dù tuổi thơcủa cô là những ngày bị người cha hà khắc ngăn cản mỗi khi cô bé thèm được ôm ấpmẹ. Chính tình yêu ấy đã vực dậy người cha đang xuống sức.

Xem phim khán giả thấy rằng những bàn tay xoa dịu, những động chạm giữanam nữ, bố mẹ, con cái mang đến những cảm xúc rất riêng, giúp trao nhận tìnhthương, bộc lộ được những ước muốn và đặc biệt nó còn có thể chữa lành những tâmhồn bị tổn thương vì mất mát.

Đem lại sự thành công cho bộ phim phải kể đến dàn diễn viên người Việt vàngười Mỹ. Porter Lynn Dương đã thể hiện một cô Tâm duyên dáng, nhạy cảm, phầnnào bí ẩn, và rất mạnh mẽ vào những phút quyết định. John Ruby đã thể hiện rấttốt sự giằng xé trong Brendan giữa một bên là tình cảm trong sáng với Tâm và mộtbên là tình cảm nhục dục với vợ.

Có mặt tại buổi ra mắt phim John Ruby cho biếtnhờ đóng phim này anh đã hiểu thêm về Việt Nam, về các mối quan hệ trong giađình và xã hội của người Việt sống tại Mỹ.

Tham gia bộ phim còn có diễn viên Lê Thị Hiệp (vai mẹ Tâm), từng nổi tiếngtrong phim “Trời và Đất” của đạo diễn Oliver Stones, diễn viên Long Nguyễn(vai cha Tâm), Tony LaThanh trong vai Kỳ và Melinda Bennett (vai vợ Brendan).

Bối cảnh tiệm nail V.I.P. cũng rất chân thực với bà chủ và những thợ nailngười Việt nhiều lứa tuổi luôn bận rộn công việc nhưng rất vui vẻ hòa đồng, đemlại nhiều tiếng cười cho khán giả. Bộ phim có những góc máy quay đẹp và phần âmnhạc thì tuyệt vời với những ca khúc Việt Nam và nhạc nền bằng tiếng guitar réorắt.

Bộ phim có kinh phí rất hạn hẹp, chỉ khoảng 200.000 USD, nên bối cảnh phimchủ yếu được quay trong nhà, đây có lẽ là điểm yếu ít ỏi của phim.

Xem phim, khán giả ở Việt Nam có thể phần nào hiểu thêm về cuộc sống củangười Việt tại Mỹ.

Phim ra mắt tại Việt Nam từ 30/3./.

Hạnh Long (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục