Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, ngày 18/5, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Nghĩa cho biết, đề thi được ra trên cơ sở phân loại học sinh, theo đó, học sinh trung bình nếu có cố gắng vẫn có thể đỗ tốt nghiệp nên sẽ không quá khó.
Riêng với môn thi Văn, đề thi sẽ vẫn ra theo hướng mở. Tuy nhiên, học sinh không lo về biểu điểm chấm vì Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho các sở. Trước khi chấm chính thức, Bộ cũng quy định các hội đồng chấm thi phải chấm thử 15 bài, sau đó ngồi lại để thảo luận thống nhất cách chấm. Trong trường hợp hội đồng không thống nhất thì sẽ hỏi ý kiến Bộ.
Cũng theo ông Nghĩa, năm nay, cả nước có khoảng 1,1 triệu học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong số này, có khoảng trên 100.000 em là học sinh hệ giáo dục thường xuyên, còn lại là học sinh của hệ trung học phổ thông. Tổng số phòng thi năm nay là trên 44.500 phòng ở 1207 cụm trường.
Để đảm bảo chất lượng cho kỳ thi, 16 đoàn thanh tra của Bộ đã bắt đầu xuống các cơ sở để thanh kiểm tra công tác chuẩn bị thi cử như phòng ốc, tường rào bảo vệ…
Bên cạnh vấn đề thi tốt nghiệp, các vấn đề như dừng mở ngành đào tạo bậc đại học cũng được các báo quan tâm.
Như tin đã đưa, cuối tháng 4/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định tạm dừng việc thẩm định hồ sơ đăng ký mở ngành của các đại học cho đến khi ban hành quy trình mới. Có ý kiến cho rằng quyết định này của Bộ là không công bằng vì đã “đánh đồng” cả những trường đại học có chất lượng và kém chất lượng.
Tuy nhiên, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vục Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đại học khẳng định điều này không ảnh hưởng đến quyền lợi của các trường vì Bộ chỉ tạm dừng mở ngành mới, các ngành đã được Bộ cấp phép, trường vẫn tuyển sinh bình thường.
Ông Khôi cũng nêu rõ, quyết định này đưa ra căn cứ từ thực tế giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất lượng các trường đại học cũng như khảo sát thực tế của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, giữa hồ sơ xin mở ngành và thực tế triển khai ở các trường, có độ vênh rất lớn. Chẳng hạn, trường Đại học Thủ Dầu Một xin mở 14 ngành nhưng khi kiểm tra, Bộ phát hiện chỉ có 6/14 ngành đào tạo mà trường đề xuất đủ điều kiện tối thiểu để đào tạo. Đại học Thành Đông được phê duyệt thành lập từ năm 2009 nhưng hiện vẫn chưa có cơ sở vật chất, chưa có phòng ốc, giảng đường nên chưa thể mở ngành…
Cũng theo ông Khôi, dự thảo quy trình mở ngành mới của Bộ đã được hoàn thiện và đang xin ý kiến góp ý. Sau khi quy trình mở ngành đào tạo được hoàn thiện, Bộ sẽ tiếp tục thẩm định, khảo sát thực tế của các trường để giao nhiệm vụ mở ngành./.
Riêng với môn thi Văn, đề thi sẽ vẫn ra theo hướng mở. Tuy nhiên, học sinh không lo về biểu điểm chấm vì Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho các sở. Trước khi chấm chính thức, Bộ cũng quy định các hội đồng chấm thi phải chấm thử 15 bài, sau đó ngồi lại để thảo luận thống nhất cách chấm. Trong trường hợp hội đồng không thống nhất thì sẽ hỏi ý kiến Bộ.
Cũng theo ông Nghĩa, năm nay, cả nước có khoảng 1,1 triệu học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong số này, có khoảng trên 100.000 em là học sinh hệ giáo dục thường xuyên, còn lại là học sinh của hệ trung học phổ thông. Tổng số phòng thi năm nay là trên 44.500 phòng ở 1207 cụm trường.
Để đảm bảo chất lượng cho kỳ thi, 16 đoàn thanh tra của Bộ đã bắt đầu xuống các cơ sở để thanh kiểm tra công tác chuẩn bị thi cử như phòng ốc, tường rào bảo vệ…
Bên cạnh vấn đề thi tốt nghiệp, các vấn đề như dừng mở ngành đào tạo bậc đại học cũng được các báo quan tâm.
Như tin đã đưa, cuối tháng 4/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định tạm dừng việc thẩm định hồ sơ đăng ký mở ngành của các đại học cho đến khi ban hành quy trình mới. Có ý kiến cho rằng quyết định này của Bộ là không công bằng vì đã “đánh đồng” cả những trường đại học có chất lượng và kém chất lượng.
Tuy nhiên, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vục Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đại học khẳng định điều này không ảnh hưởng đến quyền lợi của các trường vì Bộ chỉ tạm dừng mở ngành mới, các ngành đã được Bộ cấp phép, trường vẫn tuyển sinh bình thường.
Ông Khôi cũng nêu rõ, quyết định này đưa ra căn cứ từ thực tế giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất lượng các trường đại học cũng như khảo sát thực tế của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, giữa hồ sơ xin mở ngành và thực tế triển khai ở các trường, có độ vênh rất lớn. Chẳng hạn, trường Đại học Thủ Dầu Một xin mở 14 ngành nhưng khi kiểm tra, Bộ phát hiện chỉ có 6/14 ngành đào tạo mà trường đề xuất đủ điều kiện tối thiểu để đào tạo. Đại học Thành Đông được phê duyệt thành lập từ năm 2009 nhưng hiện vẫn chưa có cơ sở vật chất, chưa có phòng ốc, giảng đường nên chưa thể mở ngành…
Cũng theo ông Khôi, dự thảo quy trình mở ngành mới của Bộ đã được hoàn thiện và đang xin ý kiến góp ý. Sau khi quy trình mở ngành đào tạo được hoàn thiện, Bộ sẽ tiếp tục thẩm định, khảo sát thực tế của các trường để giao nhiệm vụ mở ngành./.
Phạm Mai (Vietnam+)