Trong báo cáo công bố ngày 24/1, Liên hợp quốc nêu rõ hải tặc Somalia đang ngày lộng hành, gây thiệt hại kinh tế mỗi năm hơn 7 tỷ USD và không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động cũng như gia tăng về số lượng.
Trước thực trạng đáng lo ngại này, Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng triển khai các biện pháp cứng rắn hơn đảm bảo an ninh hàng hải và các công cụ pháp lý nghiêm trị những tên cướp biển.
Trong báo cáo trên, cựu Ngoại trưởng Pháp Jack Lang nêu rõ cướp biển Somalia đã trở thành một vấn nạn chung của cộng đồng quốc tế kể từ năm 2007. Từ thời gian này, chúng đã không ngừng củng cố lực lượng với tàu thuyền trang bị các thiết bị công nghệ cao, đe dọa nghiêm trọng an ninh hàng hải tại Ấn Độ Dương.
Theo tính toán, mỗi năm, cướp biển thiệt hại ít nhất 7 tỷ USD cho các nước, chủ yếu chi cho hoạt động tuần tra trên biển, tiền chuộc, phí bảo hiểm và vận tải tăng. Ông Lang cảnh báo nếu cộng đồng quốc tế không hành động khẩn cấp, thiệt hại kinh tế sẽ chỉ không dừng ở con số này.
Báo cáo ước tính hiện có khoảng 1.500 tên cướp biển đang hoành hành, song cộng đồng quốc tế vẫn chưa có một tòa án chuyên xét xử hải tặc Somalia. Phần lớn các tên cướp biển sau khi bị các lực lượng nước ngoài bắt giữ đều được trả tự do.
Cựu Ngoại trưởng Lang khẳng định cầm sớm thành lập tòa án trên, có trụ sở đặt bên ngoài lãnh thổ Somalia. Ông ước tính chi phí thành lập tòa án, xây dựng các nhà tù mới và triển khai các biện pháp tăng cường hệ thống pháp lý ở Somalia vào khoảng 25 triệu USD.
Ông Lang cho rằng các lực lượng hải quân quốc tế, hiện đang tuần tra tại Ấn Độ Dương, cần phải tăng cường hợp tác với chính quyền Somalia giám sát các hải cảng của nước này, nơi được coi là sào huyệt của bọn cướp biển. Ngoài ra, chính quyền sở tại cũng cần có các chương trình hỗ trợ kinh tế nhằm ngăn chặn thanh niên Somalia đầu quân cho cướp biển./.
Trước thực trạng đáng lo ngại này, Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng triển khai các biện pháp cứng rắn hơn đảm bảo an ninh hàng hải và các công cụ pháp lý nghiêm trị những tên cướp biển.
Trong báo cáo trên, cựu Ngoại trưởng Pháp Jack Lang nêu rõ cướp biển Somalia đã trở thành một vấn nạn chung của cộng đồng quốc tế kể từ năm 2007. Từ thời gian này, chúng đã không ngừng củng cố lực lượng với tàu thuyền trang bị các thiết bị công nghệ cao, đe dọa nghiêm trọng an ninh hàng hải tại Ấn Độ Dương.
Theo tính toán, mỗi năm, cướp biển thiệt hại ít nhất 7 tỷ USD cho các nước, chủ yếu chi cho hoạt động tuần tra trên biển, tiền chuộc, phí bảo hiểm và vận tải tăng. Ông Lang cảnh báo nếu cộng đồng quốc tế không hành động khẩn cấp, thiệt hại kinh tế sẽ chỉ không dừng ở con số này.
Báo cáo ước tính hiện có khoảng 1.500 tên cướp biển đang hoành hành, song cộng đồng quốc tế vẫn chưa có một tòa án chuyên xét xử hải tặc Somalia. Phần lớn các tên cướp biển sau khi bị các lực lượng nước ngoài bắt giữ đều được trả tự do.
Cựu Ngoại trưởng Lang khẳng định cầm sớm thành lập tòa án trên, có trụ sở đặt bên ngoài lãnh thổ Somalia. Ông ước tính chi phí thành lập tòa án, xây dựng các nhà tù mới và triển khai các biện pháp tăng cường hệ thống pháp lý ở Somalia vào khoảng 25 triệu USD.
Ông Lang cho rằng các lực lượng hải quân quốc tế, hiện đang tuần tra tại Ấn Độ Dương, cần phải tăng cường hợp tác với chính quyền Somalia giám sát các hải cảng của nước này, nơi được coi là sào huyệt của bọn cướp biển. Ngoài ra, chính quyền sở tại cũng cần có các chương trình hỗ trợ kinh tế nhằm ngăn chặn thanh niên Somalia đầu quân cho cướp biển./.
(TTXVN/Vietnam+)