Mặc dù giảm 8 điểm so với kết quả lần trước, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn giữ ở mức tích cực, đạt 156/200 điểm, đứng thứ hai trên thế giới so với mức bình quân toàn cầu đạt 125 điểm (đứng sau Ảrập Xêút).
Kết quả trên được công bố ngày 20/1, do HSBC tiến hành trên toàn cầu về mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo HSBC, kết quả trên cũng phản ánh đúng mức độ lạc quan về phát triển kinh tế khi có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong sáu tháng tới; và cho thấy chỉ số lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh trong sáu tháng tới tại các thị trường phát triển sụt giảm trong khi tại các thị trường mới nổi, chỉ số này tiếp tục tăng.
Hơn một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ có tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, con số này cao hơn rất nhiều khi so sánh với tỷ lệ 29% trên toàn cầu.
Khi được hỏi về dự định kinh doanh trên thị trường quốc tế trong hai năm tới, hơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết họ có kế hoạch mở rộng kinh doanh (42%), khoảng 18% số doanh nghiệp có kế hoạch tiến ra thị trường quốc tế. Đáng chú ý là có 82% doanh nghiệp cho biết họ sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, gấp đôi so với số tương ứng tính trung bình trên toàn cầu.
Chia sẻ những khó khăn khi mở rộng kinh doanh ra các thị trường nước ngoài, 49% doanh nghiệp cho biết nguồn vốn và những hiểu biết về các vấn đề liên quan tới giao dịch bằng ngoại tệ (48%) là những quan tâm hàng đầu của họ.
Bên cạnh đó, mức độ phức tạp của các chính sách thuế, quản lý ngoại tệ, các quy định của pháp luật địa phương, đối tác và kinh nghiệm kinh doanh tại các thị trường nước ngoài cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ba mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong sáu tháng tới là lạm phát (62%), các điều kiện tăng trưởng kinh tế (52%) và các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn (52%).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy các biện pháp của Chính phủ như chính sách tiền tệ, các gói kích cầu kinh tế… đóng một vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng khi 53% số doanh nghiệp được hỏi cho biết các chính sách này hỗ trợ rất nhiều cho công việc của họ. Trong khi đó 28% số doanh nghiệp cho biết chính nhu cầu nội địa cũng đã giúp nền kinh tế tăng trưởng trong thời gian qua.
Theo HSBC, 1/4 các doanh nghiệp được khảo sát tại các thị trường phát triển cho rằng tốc độ phát triển kinh tế tại đây sẽ chậm lại trong vòng sáu tháng tới trong khi có tới 43% các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi cho rằng kinh tế sẽ tăng trưởng.
Cũng theo khảo sát, mức độ lạc quan tại châu Á đạt ngưỡng trước khủng hoảng tài chính.
Ông Alan Keir, Giám đốc toàn cầu khối tài chính doanh nghiệp của HSBC cho biết các thị trường mới nổi giờ đây đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho kinh tế toàn cầu và một lần nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các thị trường này cho thấy khả năng vượt qua thử thách và mức độ lạc quan của họ trước các diễn biến của kinh tế thế giới. Xu hướng lạc quan này là một tín hiệu đáng mừng của các thị trường mới nổi.
Cuộc khảo sát này được HSBC tiến hành hai lần mỗi năm. Cuộc khảo sát lần này có quy mô lớn nhất với sự tham gia của hơn 6.300 doanh nghiệp từ hơn 20 quốc gia tại châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latin./.
Kết quả trên được công bố ngày 20/1, do HSBC tiến hành trên toàn cầu về mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo HSBC, kết quả trên cũng phản ánh đúng mức độ lạc quan về phát triển kinh tế khi có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong sáu tháng tới; và cho thấy chỉ số lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh trong sáu tháng tới tại các thị trường phát triển sụt giảm trong khi tại các thị trường mới nổi, chỉ số này tiếp tục tăng.
Hơn một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ có tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, con số này cao hơn rất nhiều khi so sánh với tỷ lệ 29% trên toàn cầu.
Khi được hỏi về dự định kinh doanh trên thị trường quốc tế trong hai năm tới, hơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết họ có kế hoạch mở rộng kinh doanh (42%), khoảng 18% số doanh nghiệp có kế hoạch tiến ra thị trường quốc tế. Đáng chú ý là có 82% doanh nghiệp cho biết họ sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, gấp đôi so với số tương ứng tính trung bình trên toàn cầu.
Chia sẻ những khó khăn khi mở rộng kinh doanh ra các thị trường nước ngoài, 49% doanh nghiệp cho biết nguồn vốn và những hiểu biết về các vấn đề liên quan tới giao dịch bằng ngoại tệ (48%) là những quan tâm hàng đầu của họ.
Bên cạnh đó, mức độ phức tạp của các chính sách thuế, quản lý ngoại tệ, các quy định của pháp luật địa phương, đối tác và kinh nghiệm kinh doanh tại các thị trường nước ngoài cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ba mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong sáu tháng tới là lạm phát (62%), các điều kiện tăng trưởng kinh tế (52%) và các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn (52%).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy các biện pháp của Chính phủ như chính sách tiền tệ, các gói kích cầu kinh tế… đóng một vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng khi 53% số doanh nghiệp được hỏi cho biết các chính sách này hỗ trợ rất nhiều cho công việc của họ. Trong khi đó 28% số doanh nghiệp cho biết chính nhu cầu nội địa cũng đã giúp nền kinh tế tăng trưởng trong thời gian qua.
Theo HSBC, 1/4 các doanh nghiệp được khảo sát tại các thị trường phát triển cho rằng tốc độ phát triển kinh tế tại đây sẽ chậm lại trong vòng sáu tháng tới trong khi có tới 43% các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi cho rằng kinh tế sẽ tăng trưởng.
Cũng theo khảo sát, mức độ lạc quan tại châu Á đạt ngưỡng trước khủng hoảng tài chính.
Ông Alan Keir, Giám đốc toàn cầu khối tài chính doanh nghiệp của HSBC cho biết các thị trường mới nổi giờ đây đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho kinh tế toàn cầu và một lần nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các thị trường này cho thấy khả năng vượt qua thử thách và mức độ lạc quan của họ trước các diễn biến của kinh tế thế giới. Xu hướng lạc quan này là một tín hiệu đáng mừng của các thị trường mới nổi.
Cuộc khảo sát này được HSBC tiến hành hai lần mỗi năm. Cuộc khảo sát lần này có quy mô lớn nhất với sự tham gia của hơn 6.300 doanh nghiệp từ hơn 20 quốc gia tại châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latin./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)