Trong phiên giao dịch ngày 22/12 trên thị trường châu Á, đồng euro đã phục hồi nhẹ sau khi rơi xuống mức thấp kỷ lục so với franc Thụy Sĩ, giữa những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền ở châu Âu.
Tại Tokyo vào đầu phiên giao dịch, đồng euro có lúc chỉ đổi được 1,2530 franc Thụy Sĩ, khi giới đầu tư đổ xô mua vào đồng franc có độ an toàn cao, nhưng đến cuối phiên đã phục hồi lên 1,2571 franc.
So với USD, đồng euro cũng tăng từ 1,3093 USD lúc đóng cửa phiên trước tại New York lên 1,3127 USD. Trong khi đó, đồng USD giảm giá so với yen Nhật, từ 83,90 yen xuống 83,76 yen.
Daisuke Karakama, chuyên gia kinh tế thị trường thuộc ngân hàng Mizuho Corporate Bank, cho biết đồng euro sẽ tiếp tục phải chịu sức ép từ những vấn đề về nợ chủ quyền của khu vực Eurozone.
Ngày 21/12, Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's đã cảnh báo về khả năng hạ 1-2 bậc mức xếp hạng tín dụng hiện là A1 của Bồ Đào Nha, do những bất ổn về triển vọng tăng trưởng cũng như đi vay của nước này. Trong khi đó, tổ chức Fitch cũng cho biết có thể hạ mức tín nhiệm tài chính của Hy Lạp xuống dưới mức đáng đầu tư, sau khi đã xem xét tình hình tài chính của nước này.
Tuần trước, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết bảo vệ các nước đang ngập trong nợ nần ở Eurozone bằng một cơ chế cứu trợ vĩnh viễn để thay thế quỹ bình ổn 750 tỷ euro thành lập hồi tháng Năm vừa qua sẽ hết hiệu lực vào giữa năm 2013, nhưng vẫn chưa ra quyết định về việc tăng quy mô của cơ chế mới này.
Cho đến nay, Hy Lạp và Ireland đã phải nhận cứu trợ của EU và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Italy bị coi là sẽ là những con bệnh tiếp theo cần đến thuốc chữa trong năm 2011./.
Tại Tokyo vào đầu phiên giao dịch, đồng euro có lúc chỉ đổi được 1,2530 franc Thụy Sĩ, khi giới đầu tư đổ xô mua vào đồng franc có độ an toàn cao, nhưng đến cuối phiên đã phục hồi lên 1,2571 franc.
So với USD, đồng euro cũng tăng từ 1,3093 USD lúc đóng cửa phiên trước tại New York lên 1,3127 USD. Trong khi đó, đồng USD giảm giá so với yen Nhật, từ 83,90 yen xuống 83,76 yen.
Daisuke Karakama, chuyên gia kinh tế thị trường thuộc ngân hàng Mizuho Corporate Bank, cho biết đồng euro sẽ tiếp tục phải chịu sức ép từ những vấn đề về nợ chủ quyền của khu vực Eurozone.
Ngày 21/12, Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's đã cảnh báo về khả năng hạ 1-2 bậc mức xếp hạng tín dụng hiện là A1 của Bồ Đào Nha, do những bất ổn về triển vọng tăng trưởng cũng như đi vay của nước này. Trong khi đó, tổ chức Fitch cũng cho biết có thể hạ mức tín nhiệm tài chính của Hy Lạp xuống dưới mức đáng đầu tư, sau khi đã xem xét tình hình tài chính của nước này.
Tuần trước, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết bảo vệ các nước đang ngập trong nợ nần ở Eurozone bằng một cơ chế cứu trợ vĩnh viễn để thay thế quỹ bình ổn 750 tỷ euro thành lập hồi tháng Năm vừa qua sẽ hết hiệu lực vào giữa năm 2013, nhưng vẫn chưa ra quyết định về việc tăng quy mô của cơ chế mới này.
Cho đến nay, Hy Lạp và Ireland đã phải nhận cứu trợ của EU và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Italy bị coi là sẽ là những con bệnh tiếp theo cần đến thuốc chữa trong năm 2011./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)