Theo số liệu mới nhất do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 16/12, dòng vốn toàn cầu đổ vào các nước đang phát triển đã giảm 20% trong năm 2009.
Năm 2008, dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển là 774 tỷ USD, tương đương 4,5% Tổng sản phẩm quốc dân toàn cầu (GNI), nhưng năm 2009 chỉ còn 598 tỷ USD, tương đương 3,7% GNI và chưa bằng 50% giá trị dòng vốn 1.110 tỷ USD năm 2007, trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Báo cáo của WB về triển vọng tài trợ phát triển năm 2011 nêu bật tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây đối với 128 nước đang phát triển, trong đó dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) toàn cầu năm 2009 giảm 40% xuống còn 354 tỷ USD, mức giảm lớn nhất trong vòng 20 năm qua.
Dòng tín dụng từ các chủ nợ tư nhân giảm tới 70% từ 172 tỷ USD năm 2008 xuống 1,6 tỷ USD năm 2009 do sụp đổ tín dụng trung hạn của các ngân hàng thương mại. Trong khi dòng vốn đổ vào các khu vực như Đông Á và Thái Bình Dương năm 2009 tăng 4%, Trung Đông và Bắc Phi tăng 33%, Nam Sahara tăng 16%, các khu vực Nam Á, châu Âu và Trung Á lại bị tác động nghiêm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế.
Giá trị dòng vốn tín dụng và cổ phiếu đổ vào châu Âu và Trung Á giảm tới 66%, vào Nam Á giảm 16%.
Tuy nhiên, trong khủng hoảng, sự hỗ trợ các nước đang phát triển đã tăng lên từ các thể chế tài chính quốc tế như Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB và Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD). Dòng vốn bao gồm cả tín dụng và hỗ trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển đã tăng gấp đôi và đạt 171 tỷ USD năm 2009./.
Năm 2008, dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển là 774 tỷ USD, tương đương 4,5% Tổng sản phẩm quốc dân toàn cầu (GNI), nhưng năm 2009 chỉ còn 598 tỷ USD, tương đương 3,7% GNI và chưa bằng 50% giá trị dòng vốn 1.110 tỷ USD năm 2007, trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Báo cáo của WB về triển vọng tài trợ phát triển năm 2011 nêu bật tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây đối với 128 nước đang phát triển, trong đó dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) toàn cầu năm 2009 giảm 40% xuống còn 354 tỷ USD, mức giảm lớn nhất trong vòng 20 năm qua.
Dòng tín dụng từ các chủ nợ tư nhân giảm tới 70% từ 172 tỷ USD năm 2008 xuống 1,6 tỷ USD năm 2009 do sụp đổ tín dụng trung hạn của các ngân hàng thương mại. Trong khi dòng vốn đổ vào các khu vực như Đông Á và Thái Bình Dương năm 2009 tăng 4%, Trung Đông và Bắc Phi tăng 33%, Nam Sahara tăng 16%, các khu vực Nam Á, châu Âu và Trung Á lại bị tác động nghiêm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế.
Giá trị dòng vốn tín dụng và cổ phiếu đổ vào châu Âu và Trung Á giảm tới 66%, vào Nam Á giảm 16%.
Tuy nhiên, trong khủng hoảng, sự hỗ trợ các nước đang phát triển đã tăng lên từ các thể chế tài chính quốc tế như Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB và Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD). Dòng vốn bao gồm cả tín dụng và hỗ trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển đã tăng gấp đôi và đạt 171 tỷ USD năm 2009./.
(TTXVN/Vietnam+)