Chính phủ Đức vừa thông qua dự luật về tái cơ cấu ngành ngân hàng, theo đó yêu cầu các ngân hàng phải dành một phần lợi nhuận nhất định đóng góp vào quỹ cứu trợ, để đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính tiềm ẩn trong tương lai.
Dự luật sẽ tạo thêm quyền cho Cơ quan giám sát tài chính Đức đối với các ngân hàng đang gặp khó khăn, bao gồm việc chuyển giao tài sản của các ngân hàng này cho một ngân hàng tư nhân hoặc một cơ quan nhà nước.
Dự kiến dự luật trên sẽ được các nhà lập pháp Đức phê chuẩn vào cuối năm 2010 và số tiền các ngân hàng phải nộp vào quỹ sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng, ước tính khoảng 1 tỷ euro/năm.
Đức là quốc gia đầu tiên tiến hành biện pháp đánh thuế ngân hàng nói trên. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này cũng muốn các nước khác cùng thực hiện biện pháp như vậy, nhằm giúp các ngân hàng không bị mất thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nhân Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) hồi tháng Sáu năm nay tại Toronto (Canada), các nước châu Âu hy vọng có thể thiết lập một hình thức thu thuế ngân hàng quốc tế tương tự, song Canada, Australia và Nhật Bản đã bác bỏ đề nghị này do cho rằng ngành ngân hàng của họ không chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Tuy nhiên, các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ thảo luận về khả năng đưa ra quy định thu thuế ngân hàng như trên trong phạm vi châu Âu nhân cuộc họp vào tháng 9 tới./.
Dự luật sẽ tạo thêm quyền cho Cơ quan giám sát tài chính Đức đối với các ngân hàng đang gặp khó khăn, bao gồm việc chuyển giao tài sản của các ngân hàng này cho một ngân hàng tư nhân hoặc một cơ quan nhà nước.
Dự kiến dự luật trên sẽ được các nhà lập pháp Đức phê chuẩn vào cuối năm 2010 và số tiền các ngân hàng phải nộp vào quỹ sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng, ước tính khoảng 1 tỷ euro/năm.
Đức là quốc gia đầu tiên tiến hành biện pháp đánh thuế ngân hàng nói trên. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này cũng muốn các nước khác cùng thực hiện biện pháp như vậy, nhằm giúp các ngân hàng không bị mất thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nhân Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) hồi tháng Sáu năm nay tại Toronto (Canada), các nước châu Âu hy vọng có thể thiết lập một hình thức thu thuế ngân hàng quốc tế tương tự, song Canada, Australia và Nhật Bản đã bác bỏ đề nghị này do cho rằng ngành ngân hàng của họ không chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Tuy nhiên, các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ thảo luận về khả năng đưa ra quy định thu thuế ngân hàng như trên trong phạm vi châu Âu nhân cuộc họp vào tháng 9 tới./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)