Nhà sản xuất khí đốt Gazprom lớn nhất thế giới của Nga cho biết hãng sẽ chuyển hướng sang các thị trường đang nổi ở châu Á, sau khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) bị giảm sút.
Gazprom là nhà cung cấp thường xuyên khoảng 1/4 nhu cầu khí đốt của EU, tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu này đã sụt giảm trong năm 2009, do một số khách hàng đã chuyển sang các loại nhiên liệu thay thế rẻ tiền hơn như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường giao ngay.
Nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề trên, Mátxcơva đang xem xét khả năng chuyển sang các thị trường khí đốt khác.
Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn kinh tế St.Petersburg, kết thúc cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin đã kêu gọi các khách hàng EU -nguồn thu nhập lớn nhất của Gazprom - đưa ra các kế hoạch rõ ràng về nhu cầu của họ trong tương lai.
Ông Sechin, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn dầu khí lớn nhất Nga Rosneft, khẳng định các hợp đồng nhiên liệu thay thế giao ngay tuy rẻ hơn nhưng chỉ có hạn, và các đối tác EU vẫn phải mua dầu khí của Nga để đảm bảo sự ổn định lâu dài.
Theo các số liệu sơ bộ, doanh thu từ châu Âu của Gazprom trong năm 2009 đã giảm còn 42 tỷ USD, so với 65 tỷ USD của năm 2008. Tuy nhiên, Gazprom cho biết doanh thu của hãng sẽ được cải thiện trong năm nay.
Ông Sechin cho biết các điều kiện thị trường đã khiến Gazprom thấy được sự rủi ro của việc phụ thuộc vào một khách hàng duy nhất, sự cần thiết phải gia tăng tính hiệu quả bằng cách đa dạng hóa khách hàng và chuyển hướng sang các thị trường mới, trong đó có các thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc.
Các chuyên gia năng lượng gần đây đã chỉ trích Gazprom quá chú trọng đến việc xây dựng các đường ống dẫn khí để thúc đẩy nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và các nước Trung Á (sang châu Âu) vào thời điểm mà sự gia tăng sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng, vốn được vận chuyển dễ dàng, đang khiến việc xây dựng các tuyến đường ống dẫn khí trở nên kém quan trọng hơn.
Tuy nhiên theo ông Sechin, Nga cần dung hòa được cả hai vấn đề trên, và ông phản đối ý tưởng rằng các công ty khí đốt tư nhân, như Novatek chẳng hạn, cũng có thể được phép xuất khẩu khí đốt như là Gazprom./.
Gazprom là nhà cung cấp thường xuyên khoảng 1/4 nhu cầu khí đốt của EU, tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu này đã sụt giảm trong năm 2009, do một số khách hàng đã chuyển sang các loại nhiên liệu thay thế rẻ tiền hơn như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường giao ngay.
Nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề trên, Mátxcơva đang xem xét khả năng chuyển sang các thị trường khí đốt khác.
Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn kinh tế St.Petersburg, kết thúc cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin đã kêu gọi các khách hàng EU -nguồn thu nhập lớn nhất của Gazprom - đưa ra các kế hoạch rõ ràng về nhu cầu của họ trong tương lai.
Ông Sechin, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn dầu khí lớn nhất Nga Rosneft, khẳng định các hợp đồng nhiên liệu thay thế giao ngay tuy rẻ hơn nhưng chỉ có hạn, và các đối tác EU vẫn phải mua dầu khí của Nga để đảm bảo sự ổn định lâu dài.
Theo các số liệu sơ bộ, doanh thu từ châu Âu của Gazprom trong năm 2009 đã giảm còn 42 tỷ USD, so với 65 tỷ USD của năm 2008. Tuy nhiên, Gazprom cho biết doanh thu của hãng sẽ được cải thiện trong năm nay.
Ông Sechin cho biết các điều kiện thị trường đã khiến Gazprom thấy được sự rủi ro của việc phụ thuộc vào một khách hàng duy nhất, sự cần thiết phải gia tăng tính hiệu quả bằng cách đa dạng hóa khách hàng và chuyển hướng sang các thị trường mới, trong đó có các thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc.
Các chuyên gia năng lượng gần đây đã chỉ trích Gazprom quá chú trọng đến việc xây dựng các đường ống dẫn khí để thúc đẩy nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và các nước Trung Á (sang châu Âu) vào thời điểm mà sự gia tăng sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng, vốn được vận chuyển dễ dàng, đang khiến việc xây dựng các tuyến đường ống dẫn khí trở nên kém quan trọng hơn.
Tuy nhiên theo ông Sechin, Nga cần dung hòa được cả hai vấn đề trên, và ông phản đối ý tưởng rằng các công ty khí đốt tư nhân, như Novatek chẳng hạn, cũng có thể được phép xuất khẩu khí đốt như là Gazprom./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)