Tại các cuộc tiếp xúc với cử tri, sau khi nghe các ứng cử viên lần lượt trìnhbày chương trình hành động, cử tri hết sức vui mừng, bày tỏ mong muốn sau khitrúng cử, các đại biểu sẽ hành động như đã hứa, tiếp xúc lại để thông báo với cửtri những việc làm được.
Cử tri cũng phản ánh với các ứng cử viên nhiều vấn đề về chính sách nông nghiệp,nông thôn, nông dân; công tác phòng, chống tham nhũng; hỗ trợ đầu tư phát triểncơ sở hạ tầng; việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh,người bị nhiễm chất độc da cam, cán bộ cơ sở; công tác xây dựng và giám sát thựchiện pháp luật; về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động...
Thay mặt những người ứng cử, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đại tá Ngô MinhTiến, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang đã tiếp thu và giải trìnhnhiều vấn đề cử tri phản ánh.
Ở tỉnh Vĩnh Long, sau 14 ngày tổ chức cho các ứng cử viên Hội đồng Nhân dân tỉnhnhiệm kỳ 2011-2016 gặp gỡ tiếp xúc cử tri, trình bày chương trình hành động,thực hiện quyền vận động bầu cử theo luật định, đến ngày 16/5, các địa phươngtrong tỉnh Vĩnh Long đã kết thúc hoạt động tiếp xúc cử tri của các ứng cử viênHội đồng Nhân dân tỉnh.
Theo Ủy ban bầu cử tỉnh, đợt tiếp xúc cử tri của 76 ứng cử viên đại biểu Hộiđồng Nhân dân các cấp bắt đầu từ ngày 3/5 đến ngày 16/5 đã hoàn tất 121 cuộc tại13 đơn vị bầu cử, sớm hơn 2 ngày so với kế hoạch, trong đó, mỗi đơn vị bầu cử cótừ 6 đến 12 buổi tiếp xúc cử tri.
Tại mỗi điểm tiếp xúc, số cử tri tham dự không dưới 300 người.
Nhiều cử tri cho rằng trình độ các ứng cử viên nhiệm kỳ này được nâng cao vớigần 87% là đại học, trên đại học; nội dung các chương trình hành động của cácứng cử viên Hội đồng Nhân dân tỉnh có chất lượng, sâu sắc, đi vào những vấn đềthiết thực, mong mỏi của cử tri; những vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống,các mặt kinh tế-xã hội của địa phương, phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mỗiứng cử viên.
Tất cả các ứng cử viên đều cam kết với cử tri dù trúng cử hay không vẫn làm tốtchức trách, chuyên môn được giao, phục vụ tốt hơn cho quá trình xây dựng và pháttriển quê hương.
Tại các cuộc tiếp xúc, cử tri cũng gửi gắm nhiều tâm tư nguyện vọng đối vớingười ứng cử nếu đắc cử cần thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân, để kịpthời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để cùng với Hội đồng Nhân dân tỉnhđề ra các giải pháp thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; phát triển kinhtế xã hội tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Trong khi đó, thực hiện chương trình vận động bầu cử theo quy định, các ứng cử viên đại biểuQuốc hội khóa XIII thuộc 3 đơn vị bầu cử của tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành 30 cuộctiếp xúc cử tri tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Trong chương trình hành động, các ứng viên đều bày tỏ trên cương vị công tác sẽđem hết tài năng, tâm huyết của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trựctiếp giải quyết hoặc tham mưu cho các cấp chính quyền để đưa ra những quyết sáchphù hợp với tình hình của địa phương nhằm chăm lo tốt cho cuộc sống của đồng bàocác dân tộc trong tỉnh và góp phần phát triển Đắk Lắk thành trung tâm kinh tế,chính trị, văn hóa của khu vực Tây Nguyên.
Đa số các cử tri đều nhất trí với chương trình hành động và cho rằng các ứng cửviên đều đủ năng lực, phẩm chất để làm người đại biểu của nhân dân trong tỉnhtại cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.
Cử tri cũng mong muốn khi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa tới, các đại biểu sẽlà cầu nối để nhân dân phản ánh tâm tư, nguyện vọng lên diễn đàn của Quốc hội;đồng thời cần quan tâm giải quyết ngay những vấn đề nóng bỏng hiện nay trên địabàn tỉnh như tình trạng di dân tự do, vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường,chống tham nhũng, xây dựng hệ thống thủy lợi để phát triển sản xuất, đào tạonghề cho lao động vùng nông thôn, chăm lo cuộc sống cho đồng bào dân tộc, tôngiáo, chính sách cho người có công...
Tại tất cả 41 điểm tiếp xúc cử tri trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng của các ứng cửviên đại biểu Quốc hội khóa XIII, các cử tri nhìn chung đều đánh giá cao tínhnghiêm túc của các ứng cử viên trong xây dựng chương trình hành động, bày tỏ sựtin tưởng và hy vọng Quốc hội sẽ có một nhiệm kỳ mới với những đại biểu có nănglực, luôn sâu sát với nhân dân, phản ánh được tâm tư nguyện vọng nhân dân trêndiễn đàn Quốc hội.
Hơn thế nữa, cử tri đều mong muốn các đại biểu Quốc hội luôn thực hiện quyềngiám sát và trách nhiệm của mình một cách tốt nhất vì lợi ích của nhân dân, vìsự phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước.
Với niềm tin ấy, cử tri Lâm Đồng đã phản ánh và kiến nghị nhiều vấn đề như: sửađổi và bổ sung các Luật đất đai, khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, đầutư công, bảo vệ người tiêu dùng..., cần có giải pháp dài hơi và hiệu quả hơntrong chống lạm phát, tăng cường đầu tư tập trung các dự án trọng điểm để tạobước đột phá cho nền kinh tế.
Đặc biệt, các đại biểu Quốc hội cần quan tâm nhiều hơn nữa đến an sinh xã hội vàviệc bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững; đồng thời thực hiệnviệc giám sát kiên quyết hơn đối với các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, chămsóc sức khỏe nhân dân, những vấn đề còn nhiều bức xúc trong việc đền bù, giảiphóng mặt bằng, tái định canh định cư, công tác phòng, chống tham nhũng…
Theo nhận định của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, các cuộc tiếpxúc cử tri vận động bầu cử của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII ởtỉnh thể hiện rõ tính dân chủ và tạo được sự gắn bó, tin tưởng hơn giữa cử trivới những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Đây là tiền đề quan trọng để Quốc hộikhóa XIII phát huy tốt nhất chức năng, nhiệm vụ./.