Ngân hàng Nhà nước vừa có đợt điều chỉnh giảm lãi suất, trong đó quyết định giảm lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 12 tháng xuống còn 7,5% từ mức 8% trước đó.
[Từ 26/3, lãi suất huy động sẽ giảm xuống còn 7,5%]
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, việc giảm lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng sẽ là động lực để tiến tới giảm thêm lãi suất cho vay, hỗ trợ cho nền kinh tế, giúp giảm chi phí đối với doanh nghiệp và hướng người gửi tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sau động thái này lãi suất cho vay sẽ giảm bao nhiêu, nguồn “vốn rẻ” này có thực sự giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn?
Việc giảm lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước cho biết là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,19%, thanh khoản của các ngân hàng ổn định, lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức thấp. Theo các chuyên gia, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất là động thái hợp tình hợp lý trong điều kiện hiện nay.
Vấn đề đặt ra là với 0,5% lãi suất huy động hạ thì tác động thế nào tới lãi suất cho vay? Đây cũng là điều mà cộng đòng doanh nghiệp mong đợi để được tiếp cận với nguồn “vốn rẻ.”
Theo tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng, nếu lãi suất cho vay giảm tương ứng 0,5% thì kết quả cũng chưa như mong muốn. Cũng có thể việc hạ 0,5% lãi suất tiền gửi giúp lãi suất cho vay giảm 1-2%/năm, nhưng không có gì bảo đảm cả. Vì nếu sức khỏe các ngân hàng còn yếu, dự phòng rủi ro còn lớn, đầu ra còn khó khăn thì việc giảm lãi suất cho vay khó mà giảm sâu được. Bởi thế, việc lãi suất cho vay hạ xuống bao nhiêu vẫn là ẩn số.
Hạ lãi suất là cần thiết trong bối cảnh kinh tế hiện nay nhưng theo nhiều chuyên gia, động thái này chưa đủ để giúp doanh nghiệp yếu kém vực dậy. Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện vay, không có tài sản thế chấp, hàng tồn kho chất cao thì lãi suất dù có giảm cũng chỉ là bài toán của ngân hàng chứ không phải giải pháp “cứu” doanh nghiệp.
Ông Lê Điềm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam nhận định, chủ trương chung của Ngân hàng Nhà nước là vậy nhưng để doanh nghiệp tiếp cận vốn rẻ tại mỗi ngân hàng thương mại cụ thể không phải dễ.
Hầu hết các doanh nghiệp trong Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam đều thật sự muốn vay nhưng chưa biết làm thế nào để có thể vay được với mức lãi suất ưu đãi. Bởi điều kiện vay dành cho các doanh nghiệp vẫn rất khắt khe. Nếu thủ tục vay gọn gàng hơn, điều kiện vay thuận lợi hơn, cùng với mức lãi suất ưu đãi 11% như hiện nay doanh nghiệp có thể “chịu đựng” được.
Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Hưng Yên cho biết, nếu vay để đầu tư thời điểm này thì hoàn toàn không thích hợp bởi hàng tồn kho chưa được giải quyết. Vì vậy, doanh nghiệp cũng không biết vay vốn ưu đãi có thể giúp được gì, vấn đề doanh nghiệp cần lúc này chưa hẳn là “vốn rẻ” mà quan trọng hơn là khơi thông thị trường, giải quyết hàng tồn kho.
Khẳng định còn quá sớm để nói về tác động sau động thái giảm lãi suất của ngân hàng đến doanh nghiệp như thế nào, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu phân tich: Ít nhất, độ trễ chính sách sẽ có kết quả sau 1 đến 3 tháng nữa. Lãi suất hạ chỉ thực sự giúp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, khả năng tiếp cận được vốn vay là cao. Do đó, hạ lãi suất thôi thì không đủ lực để kích thích thị trường.
“Hạ lãi suất là cần thiết để một số doanh nghiệp có thể giảm chi phí vốn, nhưng tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế về tổng cầu vẫn là vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhất lúc này," chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho hay.
Ông Hiếu cũng đề xuất, với những doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận với vốn ngân hàng, Chính phủ nên bảo lãnh cho tổ chức tín dụng để họ cho những doanh nghiệp đó vay vốn.
Cũng theo các chuyên gia tài chính-ngân hàng, để nguồn vốn hấp thụ được cho sản xuất thì lãi suất cho vay phải về mức từ 8-11%/năm. Trong lộ trình đó, đến cuối năm 2013 lãi suất cho vay về 11-12%/năm là hợp lý. Theo đó, xu hướng giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là đúng đắn.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới đây cũng phát biểu rằng lãi suất cho vay cao đang là một trong những rào cản chính mà doanh nghiệp phải chịu đựng bên cạnh nợ xấu. Theo đó, Thống đốc khẳng định thời gian tới các tổ chức tín dụng phải giảm chuẩn tín dụng để đưa lãi suất cho vay về 13%/năm trong năm 2013 nhằm phục hồi sức sản xuất cho doanh nghiệp.
[Từ 26/3, lãi suất huy động sẽ giảm xuống còn 7,5%]
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, việc giảm lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng sẽ là động lực để tiến tới giảm thêm lãi suất cho vay, hỗ trợ cho nền kinh tế, giúp giảm chi phí đối với doanh nghiệp và hướng người gửi tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sau động thái này lãi suất cho vay sẽ giảm bao nhiêu, nguồn “vốn rẻ” này có thực sự giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn?
Việc giảm lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước cho biết là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,19%, thanh khoản của các ngân hàng ổn định, lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức thấp. Theo các chuyên gia, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất là động thái hợp tình hợp lý trong điều kiện hiện nay.
Vấn đề đặt ra là với 0,5% lãi suất huy động hạ thì tác động thế nào tới lãi suất cho vay? Đây cũng là điều mà cộng đòng doanh nghiệp mong đợi để được tiếp cận với nguồn “vốn rẻ.”
Theo tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng, nếu lãi suất cho vay giảm tương ứng 0,5% thì kết quả cũng chưa như mong muốn. Cũng có thể việc hạ 0,5% lãi suất tiền gửi giúp lãi suất cho vay giảm 1-2%/năm, nhưng không có gì bảo đảm cả. Vì nếu sức khỏe các ngân hàng còn yếu, dự phòng rủi ro còn lớn, đầu ra còn khó khăn thì việc giảm lãi suất cho vay khó mà giảm sâu được. Bởi thế, việc lãi suất cho vay hạ xuống bao nhiêu vẫn là ẩn số.
Hạ lãi suất là cần thiết trong bối cảnh kinh tế hiện nay nhưng theo nhiều chuyên gia, động thái này chưa đủ để giúp doanh nghiệp yếu kém vực dậy. Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện vay, không có tài sản thế chấp, hàng tồn kho chất cao thì lãi suất dù có giảm cũng chỉ là bài toán của ngân hàng chứ không phải giải pháp “cứu” doanh nghiệp.
Ông Lê Điềm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam nhận định, chủ trương chung của Ngân hàng Nhà nước là vậy nhưng để doanh nghiệp tiếp cận vốn rẻ tại mỗi ngân hàng thương mại cụ thể không phải dễ.
Hầu hết các doanh nghiệp trong Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam đều thật sự muốn vay nhưng chưa biết làm thế nào để có thể vay được với mức lãi suất ưu đãi. Bởi điều kiện vay dành cho các doanh nghiệp vẫn rất khắt khe. Nếu thủ tục vay gọn gàng hơn, điều kiện vay thuận lợi hơn, cùng với mức lãi suất ưu đãi 11% như hiện nay doanh nghiệp có thể “chịu đựng” được.
Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Hưng Yên cho biết, nếu vay để đầu tư thời điểm này thì hoàn toàn không thích hợp bởi hàng tồn kho chưa được giải quyết. Vì vậy, doanh nghiệp cũng không biết vay vốn ưu đãi có thể giúp được gì, vấn đề doanh nghiệp cần lúc này chưa hẳn là “vốn rẻ” mà quan trọng hơn là khơi thông thị trường, giải quyết hàng tồn kho.
Khẳng định còn quá sớm để nói về tác động sau động thái giảm lãi suất của ngân hàng đến doanh nghiệp như thế nào, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu phân tich: Ít nhất, độ trễ chính sách sẽ có kết quả sau 1 đến 3 tháng nữa. Lãi suất hạ chỉ thực sự giúp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, khả năng tiếp cận được vốn vay là cao. Do đó, hạ lãi suất thôi thì không đủ lực để kích thích thị trường.
“Hạ lãi suất là cần thiết để một số doanh nghiệp có thể giảm chi phí vốn, nhưng tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế về tổng cầu vẫn là vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhất lúc này," chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho hay.
Ông Hiếu cũng đề xuất, với những doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận với vốn ngân hàng, Chính phủ nên bảo lãnh cho tổ chức tín dụng để họ cho những doanh nghiệp đó vay vốn.
Cũng theo các chuyên gia tài chính-ngân hàng, để nguồn vốn hấp thụ được cho sản xuất thì lãi suất cho vay phải về mức từ 8-11%/năm. Trong lộ trình đó, đến cuối năm 2013 lãi suất cho vay về 11-12%/năm là hợp lý. Theo đó, xu hướng giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là đúng đắn.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới đây cũng phát biểu rằng lãi suất cho vay cao đang là một trong những rào cản chính mà doanh nghiệp phải chịu đựng bên cạnh nợ xấu. Theo đó, Thống đốc khẳng định thời gian tới các tổ chức tín dụng phải giảm chuẩn tín dụng để đưa lãi suất cho vay về 13%/năm trong năm 2013 nhằm phục hồi sức sản xuất cho doanh nghiệp.
Từ 26/3, trần lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 12 tháng chính thức giảm về 7,5%/năm, từ mức 8%/năm trước đó. Trần lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên gồm phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ và cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm. |
Đỗ Huyền (TTXVN)