Chiều 16/8 vừa qua, tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã xảy ra một vụ trọng án thương tâm khi Vũ Văn Thành bị loạn thần vì rượu đã dùng dao nhọn đâm chết vợ và 2 con ruột sau đó tự sát.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người nghiện rượu và uống nhiều rượu có nguy cơ bị bệnh hoang tưởng, loạn thần do uống quá nhiều loại cồn này.
Loạn thần vì rượu: Hậu quả khôn lường
Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, thông thường, những bệnh nhân tâm thần vì rượu phổ biến ở lứa tuổi 45-50, tuy nhiên hiện nay các bệnh nhân trẻ có chiều hướng tăng lên.
Theo ước tính, tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi chiếm khoảng 40% các ca loạn thần do rượu. Trung bình, phải mất khoảng 10 năm sau khi nghiện rượu các bệnh nhân mới thấy xuất hiện các hiện tượng của chứng loạn thần.
Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần quốc gia cho hay rượu là một chất gây nghiện mạnh, có khi còn hơn cả ma túy.
Cũng theo bác sỹ Tuấn, chứng bệnh loạn thần do rượu thường xảy ra ở những người nghiện rượu mãn tính, gây cho họ cảm giác hoang tưởng, ảo giác. Khi đó bệnh nhân sẽ bị rối loạn hành vi, không kiểm soát được bản thân. Biểu hiện cụ thể của họ là luôn cảm thấy ai đó tấn công mình và muốn tấn công người khác, ghen tuông một cách vô cớ và thường xuyên có hành vi bạo lực với vợ, con.
Những người rơi vào tình trạng này sẽ không nghe ai khuyên răn, bởi lý trí của họ đã suy yếu, cái hoang tưởng chi phối có thể dẫn tới hành vi sẵn sàng gây sự với người khác, dẫn tới giết người.
Ông Tuấn dẫn chứng, ở nhiều nước trên thế giới những người có biểu hiện rối loạn hành vi do rượu sẽ được cơ quan chức năng buộc đi điều trị tại các cơ sở. "Tại Việt Nam, việc làm này chưa có và đây là phương pháp chúng ta cần học tập để tránh những hậu quả đáng tiếc như đã xảy ra sự việc giết người vừa qua," ông Tuấn nhấn mạnh.
Trần Thị Hồng Thu, bác sỹ chuyên khoa Cấp I chuyên ngành Tâm thần của Phòng cai nghiện “Cuộc Sống Mới” cho biết, tình trạng rượu gây loạn thần rất phổ biến, gây ra bệnh tâm thần cấp tính. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đã có phương pháp điều trị chỉ trong vòng ba ngày đến một tuần.
Theo con số thống kê, tỷ lệ ước tính mắc các chứng rối loạn tâm thần trong cộng đồng khá lớn (14,9% dân số mắc 10 loại rối loạn tâm thần phổ biến) cho thấy tất cả công dân hiện đại đều có nguy cơ mắc rối loạn tâm thần nếu không biết cách dự phòng.
Vì vậy, bác sỹ Thu khuyến cáo người dân khi có những biến đổi bất thường về tư duy, ngôn ngữ, hành vi thì nhất định phải có sự can thiệp điều trị y tế càng sớm càng tốt, tránh tự ý sử dụng thuốc dễ dẫn đến lạm dụng thuốc, gây hậu quả khôn lường.
Cần chính sách kiểm soát chặt chẽ
Hiện nay, số người sử dụng rượu ngày càng tăng bởi ai cũng có thể uống được rượu, hầu như nhà nào cũng có người uống rượu. Đặc biệt việc sản xuất rượu như các hộ gia đình tự nấu rượu trở nên phổ biến… và trở thành thách thức lớn.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng quy định chỉ bán rượu và các chất có nồng độ cồn cho người từ 18 tuổi trở lên khá chặt chẽ. Đây là một biện pháp để hạn chế đối tượng những người trẻ sử dụng rượu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những tiêu chuẩn này hầu như chưa được áp dụng dẫn đến tình trạng có nhiều thanh thiếu niên lạm dụng rượu để gây xung đột, tấn công người khác và có nhiều hành vi không kiểm soát được dẫn đến phạm tội đáng tiếc.
Theo ông Tuấn, để hạn chế số người sử dụng rượu và việc sản xuất rượu được an toàn, nên chăng nhà nước cần coi đây là một ngành kinh doanh đặc biệt có điều kiện để đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
Đối với những cơ sở nấu rượu cần có biện pháp để họ kê khai, nộp thuế kinh doanh sản xuất rượu. Mặt khác, cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ để tiến tới chỉ có một số cơ sở đủ lớn và điều kiện sản xuất mặt hàng này, tránh tình trạng ai cũng có thể nấu rượu đem bán.
Hiện nay, chưa có một cơ quan nào đứng ra đảm bảo chất lượng của tất cả các loại rượu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nồng độ rượu. Chính vì sự lỏng lẻo trong khâu quản lý nên hiện tượng nhiều cơ sở pha cồn công nghiệp vào trong rượu vẫn còn tồn tại đã khiến nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu, có trường hợp nặng đã dẫn đến tử vong.
Ông Tuấn nhấn mạnh, để nhiều người bỏ được rượu thì nguồn cung loại đồ uống này phải giảm. Do vậy, nhà nước cần có một chính sách, chiến lược để giảm và phòng chống tác hại của rượu bằng cách giảm nguồn cung, kiểm soát chặt chẽ để xoá bỏ tình trạng buôn bán, sản xuất rượu tự phát và tràn lan như hiện nay.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền cho người dân những tác hại của rượu để họ hạn chế sử dụng cũng là một giải pháp thiết thực./.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người nghiện rượu và uống nhiều rượu có nguy cơ bị bệnh hoang tưởng, loạn thần do uống quá nhiều loại cồn này.
Loạn thần vì rượu: Hậu quả khôn lường
Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, thông thường, những bệnh nhân tâm thần vì rượu phổ biến ở lứa tuổi 45-50, tuy nhiên hiện nay các bệnh nhân trẻ có chiều hướng tăng lên.
Theo ước tính, tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi chiếm khoảng 40% các ca loạn thần do rượu. Trung bình, phải mất khoảng 10 năm sau khi nghiện rượu các bệnh nhân mới thấy xuất hiện các hiện tượng của chứng loạn thần.
Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần quốc gia cho hay rượu là một chất gây nghiện mạnh, có khi còn hơn cả ma túy.
Cũng theo bác sỹ Tuấn, chứng bệnh loạn thần do rượu thường xảy ra ở những người nghiện rượu mãn tính, gây cho họ cảm giác hoang tưởng, ảo giác. Khi đó bệnh nhân sẽ bị rối loạn hành vi, không kiểm soát được bản thân. Biểu hiện cụ thể của họ là luôn cảm thấy ai đó tấn công mình và muốn tấn công người khác, ghen tuông một cách vô cớ và thường xuyên có hành vi bạo lực với vợ, con.
Những người rơi vào tình trạng này sẽ không nghe ai khuyên răn, bởi lý trí của họ đã suy yếu, cái hoang tưởng chi phối có thể dẫn tới hành vi sẵn sàng gây sự với người khác, dẫn tới giết người.
Ông Tuấn dẫn chứng, ở nhiều nước trên thế giới những người có biểu hiện rối loạn hành vi do rượu sẽ được cơ quan chức năng buộc đi điều trị tại các cơ sở. "Tại Việt Nam, việc làm này chưa có và đây là phương pháp chúng ta cần học tập để tránh những hậu quả đáng tiếc như đã xảy ra sự việc giết người vừa qua," ông Tuấn nhấn mạnh.
Trần Thị Hồng Thu, bác sỹ chuyên khoa Cấp I chuyên ngành Tâm thần của Phòng cai nghiện “Cuộc Sống Mới” cho biết, tình trạng rượu gây loạn thần rất phổ biến, gây ra bệnh tâm thần cấp tính. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đã có phương pháp điều trị chỉ trong vòng ba ngày đến một tuần.
Theo con số thống kê, tỷ lệ ước tính mắc các chứng rối loạn tâm thần trong cộng đồng khá lớn (14,9% dân số mắc 10 loại rối loạn tâm thần phổ biến) cho thấy tất cả công dân hiện đại đều có nguy cơ mắc rối loạn tâm thần nếu không biết cách dự phòng.
Vì vậy, bác sỹ Thu khuyến cáo người dân khi có những biến đổi bất thường về tư duy, ngôn ngữ, hành vi thì nhất định phải có sự can thiệp điều trị y tế càng sớm càng tốt, tránh tự ý sử dụng thuốc dễ dẫn đến lạm dụng thuốc, gây hậu quả khôn lường.
Cần chính sách kiểm soát chặt chẽ
Hiện nay, số người sử dụng rượu ngày càng tăng bởi ai cũng có thể uống được rượu, hầu như nhà nào cũng có người uống rượu. Đặc biệt việc sản xuất rượu như các hộ gia đình tự nấu rượu trở nên phổ biến… và trở thành thách thức lớn.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng quy định chỉ bán rượu và các chất có nồng độ cồn cho người từ 18 tuổi trở lên khá chặt chẽ. Đây là một biện pháp để hạn chế đối tượng những người trẻ sử dụng rượu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những tiêu chuẩn này hầu như chưa được áp dụng dẫn đến tình trạng có nhiều thanh thiếu niên lạm dụng rượu để gây xung đột, tấn công người khác và có nhiều hành vi không kiểm soát được dẫn đến phạm tội đáng tiếc.
Theo ông Tuấn, để hạn chế số người sử dụng rượu và việc sản xuất rượu được an toàn, nên chăng nhà nước cần coi đây là một ngành kinh doanh đặc biệt có điều kiện để đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
Đối với những cơ sở nấu rượu cần có biện pháp để họ kê khai, nộp thuế kinh doanh sản xuất rượu. Mặt khác, cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ để tiến tới chỉ có một số cơ sở đủ lớn và điều kiện sản xuất mặt hàng này, tránh tình trạng ai cũng có thể nấu rượu đem bán.
Hiện nay, chưa có một cơ quan nào đứng ra đảm bảo chất lượng của tất cả các loại rượu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nồng độ rượu. Chính vì sự lỏng lẻo trong khâu quản lý nên hiện tượng nhiều cơ sở pha cồn công nghiệp vào trong rượu vẫn còn tồn tại đã khiến nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu, có trường hợp nặng đã dẫn đến tử vong.
Ông Tuấn nhấn mạnh, để nhiều người bỏ được rượu thì nguồn cung loại đồ uống này phải giảm. Do vậy, nhà nước cần có một chính sách, chiến lược để giảm và phòng chống tác hại của rượu bằng cách giảm nguồn cung, kiểm soát chặt chẽ để xoá bỏ tình trạng buôn bán, sản xuất rượu tự phát và tràn lan như hiện nay.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền cho người dân những tác hại của rượu để họ hạn chế sử dụng cũng là một giải pháp thiết thực./.
Thùy Giang (Vietnam+)