Chủ tịch Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) ông Jean-Claude Juncker ngày 16/9 cho biết khoản tiền cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ euro (khoảng 11 tỷ USD) cho Hy Lạp sẽ được quyết định trong tháng 10 năm nay
Khoản cứu trợ này đã bị trì hoãn để các quan chức hữu quan có thời gian kiểm tra việc Hy Lạp thực hiện cam kết cải cách.
Thông tin trên được ông Juncker đưa ra tại một cuộc họp báo sau cuộc thảo luận với các bộ trưởng tài chính các nước thành viên eurozone vào buổi sáng cùng ngày về cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra ở châu Âu. Tham gia cuộc thảo luận có cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner.
Theo ông Juncker, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos đã khẳng định rằng nước này cam kết đáp ứng các mục tiêu về cải cách ngân sách và kinh tế, và "do đó chúng tôi hoan nghênh Hy Lạp tái cam kết chắc chắn thực hiện đầy đủ và kiên quyết" những cải cách nói trên.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner cảnh báo rằng sự bất đồng giữa các nước thành viên eurozone về khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã tạo ra "nguy cơ lớn. Điều nguy hại nhất không chỉ là sự chia rẽ trong tranh cãi về chiến lược ở Châu Âu mà là mâu thuẫn đang tiếp diễn giữa các nước với các ngân hàng trung ương"./.
Khoản cứu trợ này đã bị trì hoãn để các quan chức hữu quan có thời gian kiểm tra việc Hy Lạp thực hiện cam kết cải cách.
Thông tin trên được ông Juncker đưa ra tại một cuộc họp báo sau cuộc thảo luận với các bộ trưởng tài chính các nước thành viên eurozone vào buổi sáng cùng ngày về cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra ở châu Âu. Tham gia cuộc thảo luận có cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner.
Theo ông Juncker, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos đã khẳng định rằng nước này cam kết đáp ứng các mục tiêu về cải cách ngân sách và kinh tế, và "do đó chúng tôi hoan nghênh Hy Lạp tái cam kết chắc chắn thực hiện đầy đủ và kiên quyết" những cải cách nói trên.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner cảnh báo rằng sự bất đồng giữa các nước thành viên eurozone về khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã tạo ra "nguy cơ lớn. Điều nguy hại nhất không chỉ là sự chia rẽ trong tranh cãi về chiến lược ở Châu Âu mà là mâu thuẫn đang tiếp diễn giữa các nước với các ngân hàng trung ương"./.
(Vietnam+)