Ngày 16/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã gia tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) từ 5 triệu USD lên 20 triệu USD nhằm tạo điều kiện để ngân hàng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu và tạo thêm việc làm trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Kể từ khi tham gia Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu của IFC vào tháng 5/2011, LienVietPostBank đã mở rộng tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chủ chốt, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc LienVietPostBank cho biết, LienVietPostBank tham gia Chương trình Tài trợ Thương mại toàn cầu – GTFP với hạn mức ban đầu là 5 triệu USD. Hạn mức này còn nhỏ so với tiềm lực của ngân hàng nên ngay trong tháng đầu tiên, các đơn vị kinh doanh của LienVietPostBank đã đăng ký sử dụng hết.
“Chúng tôi tin tưởng hạn mức mới sẽ được sử dụng một cách hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng xuất nhập khẩu trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và bên cạnh đó giúp LienVietPostBank ghi dấu ấn mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường quốc tế”, bà Sơn khẳng định.
Từ khi bắt đầu triển khai vào năm 2005, Chương trình GTFP của IFC đã thực hiện hơn 10.000 khoản bảo lãnh, hỗ trợ các giao dịch xuất nhập khẩu trị giá 14,3 tỷ USD ở các nền kinh tế mới nổi. Chương trình GTFP giúp mở rộng và nâng cao năng lực tài trợ thương mại của các ngân hàng nội địa đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại những thị trường mà các nguồn tài trợ thương mại còn bị hạn chế. LienVietPostBank là một trong số 200 ngân hàng phát hành tại hơn 90 nước đang phát triển tham gia GTFP.
Ông Aliou Maiga, Giám đốc Thị trường Tài chính của IFC, phụ trách Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương khẳng định: “Với việc hỗ trợ nâng cao năng lực tài trợ thương mại của LienVietPostBank, IFC đã giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất nhập khẩu và đóng góp cho sự tăng trưởng ổn định của họ, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn về thanh khoản."
Theo IFC, tính riêng trong năm tài chính 2011, 53% tổng giá trị tài trợ thương mại đã được thực hiện ở các nước nghèo nhất thế giới và gần 80% là để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Kể từ khi tham gia Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu của IFC vào tháng 5/2011, LienVietPostBank đã mở rộng tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chủ chốt, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc LienVietPostBank cho biết, LienVietPostBank tham gia Chương trình Tài trợ Thương mại toàn cầu – GTFP với hạn mức ban đầu là 5 triệu USD. Hạn mức này còn nhỏ so với tiềm lực của ngân hàng nên ngay trong tháng đầu tiên, các đơn vị kinh doanh của LienVietPostBank đã đăng ký sử dụng hết.
“Chúng tôi tin tưởng hạn mức mới sẽ được sử dụng một cách hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng xuất nhập khẩu trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và bên cạnh đó giúp LienVietPostBank ghi dấu ấn mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường quốc tế”, bà Sơn khẳng định.
Từ khi bắt đầu triển khai vào năm 2005, Chương trình GTFP của IFC đã thực hiện hơn 10.000 khoản bảo lãnh, hỗ trợ các giao dịch xuất nhập khẩu trị giá 14,3 tỷ USD ở các nền kinh tế mới nổi. Chương trình GTFP giúp mở rộng và nâng cao năng lực tài trợ thương mại của các ngân hàng nội địa đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại những thị trường mà các nguồn tài trợ thương mại còn bị hạn chế. LienVietPostBank là một trong số 200 ngân hàng phát hành tại hơn 90 nước đang phát triển tham gia GTFP.
Ông Aliou Maiga, Giám đốc Thị trường Tài chính của IFC, phụ trách Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương khẳng định: “Với việc hỗ trợ nâng cao năng lực tài trợ thương mại của LienVietPostBank, IFC đã giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất nhập khẩu và đóng góp cho sự tăng trưởng ổn định của họ, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn về thanh khoản."
Theo IFC, tính riêng trong năm tài chính 2011, 53% tổng giá trị tài trợ thương mại đã được thực hiện ở các nước nghèo nhất thế giới và gần 80% là để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Minh Thúy (Vietnam+)