Phát biểu tại Diễn đàn Thương mại ASEAN-Mỹ Latinh và trong cuộc hội kiến với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tại Jakatar ngày 10/7, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde đánh giá cao những nền tảng kinh tế Indonesia, song cũng lưu ý đến những khó khăn và thách thức mà nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này phải đối mặt, xuất phát từ sự không chắc chắn của kinh tế toàn cầu đang bị khủng hoảng và những thay đổi chính sách của Chính phủ Indonesia khi chuyển sang phát triển một nền kinh tế xanh bền vững.
Người phát ngôn đồng thời là cố vấn về các vấn đề đối ngoại của Tổng thống Indonesia, ông Teucu Faizasyah cho biết trong cuộc gặp, hai bên đã trao đổi về các vấn đề kinh tế-tài chính song phương, khu vực và toàn cầu cùng quan tâm; trong đó có tăng cường hợp tác đôi bên và việc Indonesia cam kết cho IMF vay 1 tỷ USD lấy từ nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia giúp thiết chế tài chính quốc tế này tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển vượt qua các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Bà Christine Largade cũng lưu ý đến tình trạng giới đầu tư nước ngoài lo ngại trước việc Indonesia hạn chế và cấm xuất khẩu khoáng sản và nguyên vật liệu thô và hạn chế nghiêm ngặt các nhà đầu tư nước ngoài nắm cổ phần đa số trong các ngân hàng địa phương.
Theo bà, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu bị thu hẹp hiện nay, Indonesia cần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là vào cơ sở hạ tầng, mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% đã đề ra cho năm nay.
Về phần mình, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh rằng cam kết của các nước G20 hỗ trợ 430 tỷ USD cho IMF là hết sức cần thiết cho nỗ lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhất là các nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển, trong bối cảnh nguồn vốn từ Mỹ và châu Âu bị thu hẹp do khủng hoảng và khó khăn kinh tế-tài chính.
Ông Yudhoyono khẳng định hiệu quả các biện pháp đối phó với những rủi ro của cuộc khủng hoảng ở châu Âu của Chính phủ Indonesia; trong đó tập trung vào thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất trong nước, điều chính chính sách năng lượng, kiểm soát lạm phát và thâm hụt ngân sách.
Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, kinh tế Indonesia vẫn tăng 4,5% và liên tục tăng trưởng trên 6% kể từ năm 2010. Các điều kiện kinh tế-tài chính vững chắc đã cho phép Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) tiếp tục duy trì lãi suất ở mức 5,75%, đảm bảo kích thích tăng trưởng và kiểm soát lạm phát và thâm hụt ngân sách 2,3% GDP, thấp hơn mức mục tiêu 3% GDP của chính phủ đề ra trong kế hoạch ngân sách năm nay./.
Người phát ngôn đồng thời là cố vấn về các vấn đề đối ngoại của Tổng thống Indonesia, ông Teucu Faizasyah cho biết trong cuộc gặp, hai bên đã trao đổi về các vấn đề kinh tế-tài chính song phương, khu vực và toàn cầu cùng quan tâm; trong đó có tăng cường hợp tác đôi bên và việc Indonesia cam kết cho IMF vay 1 tỷ USD lấy từ nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia giúp thiết chế tài chính quốc tế này tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển vượt qua các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Bà Christine Largade cũng lưu ý đến tình trạng giới đầu tư nước ngoài lo ngại trước việc Indonesia hạn chế và cấm xuất khẩu khoáng sản và nguyên vật liệu thô và hạn chế nghiêm ngặt các nhà đầu tư nước ngoài nắm cổ phần đa số trong các ngân hàng địa phương.
Theo bà, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu bị thu hẹp hiện nay, Indonesia cần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là vào cơ sở hạ tầng, mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% đã đề ra cho năm nay.
Về phần mình, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh rằng cam kết của các nước G20 hỗ trợ 430 tỷ USD cho IMF là hết sức cần thiết cho nỗ lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhất là các nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển, trong bối cảnh nguồn vốn từ Mỹ và châu Âu bị thu hẹp do khủng hoảng và khó khăn kinh tế-tài chính.
Ông Yudhoyono khẳng định hiệu quả các biện pháp đối phó với những rủi ro của cuộc khủng hoảng ở châu Âu của Chính phủ Indonesia; trong đó tập trung vào thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất trong nước, điều chính chính sách năng lượng, kiểm soát lạm phát và thâm hụt ngân sách.
Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, kinh tế Indonesia vẫn tăng 4,5% và liên tục tăng trưởng trên 6% kể từ năm 2010. Các điều kiện kinh tế-tài chính vững chắc đã cho phép Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) tiếp tục duy trì lãi suất ở mức 5,75%, đảm bảo kích thích tăng trưởng và kiểm soát lạm phát và thâm hụt ngân sách 2,3% GDP, thấp hơn mức mục tiêu 3% GDP của chính phủ đề ra trong kế hoạch ngân sách năm nay./.
Việt Tú (TTXVN)