Phát biểuvới giới báo tối 10/5 tại Bucharest, Trưởng phái đoàn IMF, ông Dzheffri Frankstuyên bố ông lạc quan và tin tưởng vào kết quả phục hồi kinh tế của Romania,đồng thời cho rằng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng vẫntiếp diễn tại Romania.
Theo ông, vào năm 2012, Romania hoàn toàn có khả năng đạtmức tăng trưởng kinh tế 1,5%. Ông Phran đã tỏ ý hài lòng về việc Chính phủRomania thông qua quyết định tư hữu hóa một loạt tập đoàn và công ty lớn thuộcsở hữu nhà nước, trong đó có các tập đoàn năng lượng Romgaz, Tranzgaz vàNuclearelectrika.
Tuy nhiên, ông nêu rõ IMF vẫn yêu cầu Romania phải tiến hànhcải cách hệ thống thu thuế và chính sách xác định biểu giá.
Ông nêu rõ hiện nayRomania không thể tiến hành giảm bớt các biểu thuế, trước hết là thuế giá trịgia tăng (VAT) vì các biện pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ hiệntỏ ra kém hiệu quả.
Năm 2010, mức tăng trưởng kinh tế Romania đã giảm 1,3% sovới mức giảm 7% năm 2009. Tháng 5/2009, IMF, Ngân hàng thế giới (WB) và Liênminh châu Âu (EU) đã cấp khoản tín dụng trị giá 20 tỷ euro cho Romania để giúp Bucharest thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 6,5% năm 2010 xuống còn4,4% vào năm 2011, với điều kiện không tăng trợ cấp hưu trí và tiền lương củacán bộ- nhân viên nhà nước, tái cơ cấu các xí nghiệp quốc doanh thua lỗ với mứcnợ đã lên đến 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong bối cảnh đó, Thủ tướngRomania, ông Emil Bok đã tuyên bố thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" đểgiảm thiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà ông đánh giá là nặng nềnhất trong vòng 60 năm qua./.