Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn cuối tuần qua đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch giải cứu quốc tế dành cho Ireland - quốc gia đang lâm vào khủng nợ trầm trọng.
Trong thông cáo chung với Ủy viên kinh tế và các vấn đề tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU), Olli Rehn, ông Strauss-Kahn nói: "Đó là sự phản ứng mạnh mẽ với tình hình nguy hiểm hiện nay của hệ thống ngân hàng Ireland, song nó ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế này về lâu dài do đó Ireland cần có giải pháp lâu dài để đối phó với khủng hoảng."
Tại cuộc họp khẩn chiều 28/11 tại Brussels (Bỉ), các bộ trưởng tài chính EU đã thông qua gói cứu trợ 85 tỷ euro nhằm giúp Ireland thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, đồng thời nhất trí thiết lập cơ chế cứu trợ dài hạn để đối phó với các cuộc khủng hoảng nợ có thể xảy ra ở các nước thành viên khác trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Thông báo sau cuộc họp cho biết, gói cứu trợ 85 tỷ euro (115 tỷ USD) bao gồm 10 tỷ euro dành để tái huy động vốn khẩn cấp, 25 tỷ euro để hỗ trợ hệ thống ngân hàng trong trường hợp khẩn cấp và 50 tỷ dành cho kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của Ireland.
Trong gói cứu trợ này, Ireland phải đóng góp 17,5 tỷ euro, lấy từ nguồn vốn đệm của các ngân hàng và Quỹ dự trữ lương hưu của Ireland. Phần còn lại được chia đều cho Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (EFSM), Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng như các khoản vay song phương từ Anh, Đan Mạch và Thụy Điển, những nước tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ nước láng giềng Ireland đối phó với nguy cơ vỡ nợ.
Để đổi lấy khoản cứu trợ trên, Dublin phải giảm thâm hụt ngân sách quá mức như hiện nay (ước tương đương 32% GDP năm nay) xuống dưới ngưỡng 3% GDP vào năm 2015, đồng thời tiến hành cải tổ cơ cấu.
Ngay sau khi các bộ trưởng tài chính EU đã thông qua gói cứu giúp Ireland thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ chiều 28/11, mọi sự chú ý tại Brussels lại đổ dồn về những động thái trên thị trường Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, do lo ngại về hiệu ứng domino lan tỏa khắp Eurozone./.
Trong thông cáo chung với Ủy viên kinh tế và các vấn đề tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU), Olli Rehn, ông Strauss-Kahn nói: "Đó là sự phản ứng mạnh mẽ với tình hình nguy hiểm hiện nay của hệ thống ngân hàng Ireland, song nó ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế này về lâu dài do đó Ireland cần có giải pháp lâu dài để đối phó với khủng hoảng."
Tại cuộc họp khẩn chiều 28/11 tại Brussels (Bỉ), các bộ trưởng tài chính EU đã thông qua gói cứu trợ 85 tỷ euro nhằm giúp Ireland thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, đồng thời nhất trí thiết lập cơ chế cứu trợ dài hạn để đối phó với các cuộc khủng hoảng nợ có thể xảy ra ở các nước thành viên khác trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Thông báo sau cuộc họp cho biết, gói cứu trợ 85 tỷ euro (115 tỷ USD) bao gồm 10 tỷ euro dành để tái huy động vốn khẩn cấp, 25 tỷ euro để hỗ trợ hệ thống ngân hàng trong trường hợp khẩn cấp và 50 tỷ dành cho kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của Ireland.
Trong gói cứu trợ này, Ireland phải đóng góp 17,5 tỷ euro, lấy từ nguồn vốn đệm của các ngân hàng và Quỹ dự trữ lương hưu của Ireland. Phần còn lại được chia đều cho Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (EFSM), Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng như các khoản vay song phương từ Anh, Đan Mạch và Thụy Điển, những nước tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ nước láng giềng Ireland đối phó với nguy cơ vỡ nợ.
Để đổi lấy khoản cứu trợ trên, Dublin phải giảm thâm hụt ngân sách quá mức như hiện nay (ước tương đương 32% GDP năm nay) xuống dưới ngưỡng 3% GDP vào năm 2015, đồng thời tiến hành cải tổ cơ cấu.
Ngay sau khi các bộ trưởng tài chính EU đã thông qua gói cứu giúp Ireland thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ chiều 28/11, mọi sự chú ý tại Brussels lại đổ dồn về những động thái trên thị trường Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, do lo ngại về hiệu ứng domino lan tỏa khắp Eurozone./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)