Sau một thời gian nghiên cứu, cơ sở sản xuất của gia đình ông Hồ Sáu, một lão nông ở xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, đã sản xuất thành công thức ăn cho bò sữa để xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đây là loại thức ăn được sản xuất bằng nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp, mà từ trước đến nay, nông dân sau thu hoạch thường vứt bỏ như thân cây ngô, vỏ đậu, bã mía.
Hiện trung bình mỗi tháng, cơ sở sản xuất của ông Hồ Sáu xuất khẩu trên 3.000 tấn thức ăn cho bò sữa sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc với giá 115 USD/tấn.
Trước đó, lão nông nhanh nhạy này nhận thấy cứ sau mỗi vụ mùa, người nông dân thường chỉ thu hoạch củ, quả phục vụ cuộc sống và bỏ hết gốc, lá của nhiều loại cây. Trong khi đó, chúng lại chính là thức ăn cho bò sữa song có điều không bảo quản được lâu.
Từ thực tế trên, ông Hồ Sáu nảy ra ý tưởng chế tạo máy chế biến thức ăn cho bò sữa từ những phế phẩm nông nghiệp. Ông thu mua phế phẩm nông nghiệp về rồi phân loại, sau đó ủ lên men với công nghệ xanh sạch nhằm bảo quản được lâu và vẫn đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng cho bò. Các sản phẩm này được ưa chuộng không chỉ trong thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài.
Nhiều đối tác từ Hàn Quốc sang tận nơi gặp ông Hồ Sáu và đặt hàng thức ăn cho bò sữa với số lượng lớn, tuy nhiên do khả năng của nhà máy chỉ sản xuất được 100 tấn/ngày, nên nhiều đơn hàng không thể thực hiện được.
Ông Hồ Sáu chia sẻ: "Tôi đang có kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất hiện có và đặt thêm một số chi nhánh tại các địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào. Cơ sở sản xuất của gia đình tôi hiện thu hút hơn 200 lao động (chủ yếu là người dân tộc Chơ Ro). Trong tương lai, việc mở rộng sản xuất ngoài mục đích phát triển kinh tế của gia đình, tôi còn có mong muốn tạo thêm nhiều việc làm cho người dân trong vùng."
Ngoài biến phế phẩm nông nghiệp thành hàng xuất khẩu, những năm qua, lão nông Hồ Sáu được người dân vùng Đông Nam bộ đặt biệt danh “vua mì” (sắn). Hiện ông đang thuê hơn 100ha trồng các loại sắn như KM94, KM140… với năng suất trung bình đạt 40 tấn/ha.
Thời gian này, ông đang nghiên cứu để đưa ra trồng đại trà một số giống sắn mới với năng suất và chất lượng cao./.
Đây là loại thức ăn được sản xuất bằng nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp, mà từ trước đến nay, nông dân sau thu hoạch thường vứt bỏ như thân cây ngô, vỏ đậu, bã mía.
Hiện trung bình mỗi tháng, cơ sở sản xuất của ông Hồ Sáu xuất khẩu trên 3.000 tấn thức ăn cho bò sữa sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc với giá 115 USD/tấn.
Trước đó, lão nông nhanh nhạy này nhận thấy cứ sau mỗi vụ mùa, người nông dân thường chỉ thu hoạch củ, quả phục vụ cuộc sống và bỏ hết gốc, lá của nhiều loại cây. Trong khi đó, chúng lại chính là thức ăn cho bò sữa song có điều không bảo quản được lâu.
Từ thực tế trên, ông Hồ Sáu nảy ra ý tưởng chế tạo máy chế biến thức ăn cho bò sữa từ những phế phẩm nông nghiệp. Ông thu mua phế phẩm nông nghiệp về rồi phân loại, sau đó ủ lên men với công nghệ xanh sạch nhằm bảo quản được lâu và vẫn đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng cho bò. Các sản phẩm này được ưa chuộng không chỉ trong thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài.
Nhiều đối tác từ Hàn Quốc sang tận nơi gặp ông Hồ Sáu và đặt hàng thức ăn cho bò sữa với số lượng lớn, tuy nhiên do khả năng của nhà máy chỉ sản xuất được 100 tấn/ngày, nên nhiều đơn hàng không thể thực hiện được.
Ông Hồ Sáu chia sẻ: "Tôi đang có kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất hiện có và đặt thêm một số chi nhánh tại các địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào. Cơ sở sản xuất của gia đình tôi hiện thu hút hơn 200 lao động (chủ yếu là người dân tộc Chơ Ro). Trong tương lai, việc mở rộng sản xuất ngoài mục đích phát triển kinh tế của gia đình, tôi còn có mong muốn tạo thêm nhiều việc làm cho người dân trong vùng."
Ngoài biến phế phẩm nông nghiệp thành hàng xuất khẩu, những năm qua, lão nông Hồ Sáu được người dân vùng Đông Nam bộ đặt biệt danh “vua mì” (sắn). Hiện ông đang thuê hơn 100ha trồng các loại sắn như KM94, KM140… với năng suất trung bình đạt 40 tấn/ha.
Thời gian này, ông đang nghiên cứu để đưa ra trồng đại trà một số giống sắn mới với năng suất và chất lượng cao./.
Công Phong (TTXVN)