Ngày 22/10, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), bà Elisabeth Byrs, người phát ngôn Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc cho biết các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ và Chữ thập Đỏ có mặt tại Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền Việt Nam cùng hỗ trợ kịp thời các nạn nhân lũ lụt.
Trong mùa lũ năm nay, 250.000 người đã nhận được cứu trợ của các tổ chức này. Liên hợp quốc cũng vừa thông qua một khoản tiền hỗ trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD để mua nước uống đóng chai và phao bơi cho người dân vùng lũ. Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã chính thức phát động Quỹ tăng cường khắc phục hậu quả thiên tai trợ giúp cho hơn 10.000 gia đình với hơn 42.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Bà Elisabeth cho biết Việt Nam hiện có tới 700.000 người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Liên hợp quốc luôn sẵn sàng trợ giúp Việt Nam đối phó với lũ lụt. Bà cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp rất đúng đắn và kịp thời trong công tác cứu trợ và đối phó với thiên tai.
Đề cập đến nỗ lực của Việt Nam trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ông David Singh, quan chức truyền thông cấp cao của cơ quan Chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thiên tai Liên hợp quốc, cho biết Việt Nam đã thành lập Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương và Trung tâm Quản lý, Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và đã có các chương trình phòng chống bão lụt tại các tỉnh thành trong cả nước như chương trình di dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao.
Người dân cũng đã được nâng cao nhận thức về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai nhằm chủ động đối phó với biến đổi khí hậu để tránh những thiệt hại có thể xảy ra. Ông cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các phương tiện thông tin, truyền thông.
Ông David cho biết lũ lụt trầm trọng đã ảnh hưởng tới hơn 8 triệu dân ở các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, gây thiệt hại to lớn về người và của, và đang đe dọa nghiêm trọng thủ đô Bangkok của Thái Lan. Gần 750 người bị thiệt mạng, trong đó có 200 trẻ em, nhiều trường học, nhà cửa, nhà máy và các cơ sở sản xuất bị ngập trong nước lũ, bị cuốn trôi và hư hại, khiến hàng trăm nghìn người lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” và gần 700.000 người tạm thời bị mất công ăn việc làm.
Ông David cho biết biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính của sự xuất hiện thường xuyên hơn và trầm trọng hơn các trận lũ lụt và hạn hán trên thế giới, trong đó có các nước Đông Nam Á. Những hiện tượng này vượt ra ngoài mô hình khí hậu bình thường, khó dự báo và ứng phó kịp thời./.
Trong mùa lũ năm nay, 250.000 người đã nhận được cứu trợ của các tổ chức này. Liên hợp quốc cũng vừa thông qua một khoản tiền hỗ trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD để mua nước uống đóng chai và phao bơi cho người dân vùng lũ. Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã chính thức phát động Quỹ tăng cường khắc phục hậu quả thiên tai trợ giúp cho hơn 10.000 gia đình với hơn 42.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Bà Elisabeth cho biết Việt Nam hiện có tới 700.000 người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Liên hợp quốc luôn sẵn sàng trợ giúp Việt Nam đối phó với lũ lụt. Bà cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp rất đúng đắn và kịp thời trong công tác cứu trợ và đối phó với thiên tai.
Đề cập đến nỗ lực của Việt Nam trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ông David Singh, quan chức truyền thông cấp cao của cơ quan Chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thiên tai Liên hợp quốc, cho biết Việt Nam đã thành lập Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương và Trung tâm Quản lý, Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và đã có các chương trình phòng chống bão lụt tại các tỉnh thành trong cả nước như chương trình di dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao.
Người dân cũng đã được nâng cao nhận thức về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai nhằm chủ động đối phó với biến đổi khí hậu để tránh những thiệt hại có thể xảy ra. Ông cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các phương tiện thông tin, truyền thông.
Ông David cho biết lũ lụt trầm trọng đã ảnh hưởng tới hơn 8 triệu dân ở các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, gây thiệt hại to lớn về người và của, và đang đe dọa nghiêm trọng thủ đô Bangkok của Thái Lan. Gần 750 người bị thiệt mạng, trong đó có 200 trẻ em, nhiều trường học, nhà cửa, nhà máy và các cơ sở sản xuất bị ngập trong nước lũ, bị cuốn trôi và hư hại, khiến hàng trăm nghìn người lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” và gần 700.000 người tạm thời bị mất công ăn việc làm.
Ông David cho biết biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính của sự xuất hiện thường xuyên hơn và trầm trọng hơn các trận lũ lụt và hạn hán trên thế giới, trong đó có các nước Đông Nam Á. Những hiện tượng này vượt ra ngoài mô hình khí hậu bình thường, khó dự báo và ứng phó kịp thời./.
(TTXVN/Vietnam+)