Liên minh Nhật Bản-Mỹ: Nền tảng để củng cố an ninh khu vực châu Á

Để đáp trả các mối đe dọa dai dẳng, Thủ tướng Suga Yoshihide và Tổng thống đắc cử Joe Biden phải tìm ra được những đường lối để tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ này.
Liên minh Nhật Bản-Mỹ: Nền tảng để củng cố an ninh khu vực châu Á ảnh 1Máy bay chiến đấu F-16 của Không lực Mỹ chuẩn bị cất cánh tại căn cứ không quân Misawa, Nhật Bản. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trang mạng japantimes.co.jp đưa tin một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà chính quyền sắp tới của ông Joe Biden phải đặc biệt lưu ý là mối quan hệ với Nhật Bản.

Hai quốc gia - khi liên kết với nhau - đã chứng tỏ được khả năng đối trọng với những thách thức quân sự ngày càng gia tăng mà Trung Quốc, Triều Tiên và Nga đang đặt ra tại cả châu Á và những nơi khác.

Không giống như các mối quan hệ song phương khác của Mỹ, mối quan hệ giữa cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và người sắp trở thành cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát triển mạnh mẽ trong 4 năm qua.

[Nhật Bản, Mỹ khởi động đàm phán về chia sẻ chi phí quân sự]

Để đáp trả các mối đe dọa dai dẳng, Thủ tướng Suga Yoshihide và Tổng thống đắc cử Joe Biden phải tìm ra được những đường lối để tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ này.

Một trong những đường lối đó là thông qua sự hợp tác sâu sắc hơn trong các thương vụ mua bán vũ khí và các bộ phận cấu thành các loại vũ khí.

Theo Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản, Nhật Bản và Mỹ có truyền thống chỉ hợp tác với nhau trong các dự án đặc trưng hoặc chỉ xảy ra một lần trong những lĩnh vực mà các công ty của Nhật Bản có chuyên môn.

Chẳng hạn, tên lửa phòng không đã bắn rơi một ICBM nhái của Triều Tiên hồi tháng trước là sản phẩm liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp Nặng Mitsubishi và Raytheon.

Theo một nghiên cứu hồi tháng 4/2020 của Hội đồng Đại Tây Dương tại Washington, các công nghệ khác mà 2 quốc gia đang hợp tác bao gồm: hệ thống vũ khí không người lái, các ứng dụng phòng thủ của hệ thống tình báo nhân tạo, tên lửa siêu thanh và không gian.

Các lĩnh vực có thể được cải thiện là các thương vụ mua bán công nghệ có ứng dụng kép, vốn là những công nghệ sinh lời có thể phục vụ cho cả mục tiêu quân sự.

Các công ty của Nhật Bản có rất nhiều công nghệ kiểu này, trong đó phải kể đến công nghệ vi điện tử và 5G - cũng là những ưu tiên quốc phòng của Mỹ.

Tuy nhiên, khả năng chia sẻ các công nghệ này bị hạn chế vì những điều lệ kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt. Thế nhưng, cả hai bên đều đã dỡ bỏ những quy định này trong vài năm trở lại đây.

Thứ nhất, dưới thời chính quyền Abe, chính phủ Nhật Bản ngày càng sốt sắng hợp tác với Mỹ hơn.

Sự hợp tác này bao gồm áp dụng từng phần quyền phòng vệ tập thể thông qua các đợt chuyển giao công nghệ đang ngày càng gia tăng.

Tháng 7/2020, Kenji Wakamiya, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề đối ngoại, phát biểu trong một hội nghị trực tuyến do Hội đồng Công nghiệp An ninh Quốc tế Nhật Bản chủ trì rằng chính phủ ông muốn Lầu Năm Góc trình bày chi tiết các công nghệ cụ thể mà họ quan tâm nhất để Nhật Bản có thể thay đổi các điều lệ kiểm soát xuất khẩu của mình.

Người tiền nhiệm của ông Abe là ông Suga dường như cũng có ý định tiếp nối chính sách này.

Bên bờ Đông của Thái Bình Dương, Mỹ đã xúc tiến những bước đi nhằm đẩy nhanh sự phát triển các công nghệ mới nói chung và với Nhật Bản nói riêng.

Chẳng hạn, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu và hợp tác với các đối tác quốc phòng phi truyền thống trong cộng đồng công nghệ.

Một điều mấu chốt để thực hiện nỗ lực này là tăng cường việc sử dụng một công cụ ký kết hợp đồng có tên gọi là cơ chế Quyền Giao dịch Khác (OTA) để né tránh các chính sách thu mua nổi tiếng là quan liêu của Washington.

Theo cơ chế OTA, thời gian phát triển cho các loại vũ khí và thiết bị vũ khí được giảm từ vài năm xuống còn vài tháng.

Như một phần trong nỗ lực OTA, Chính phủ Mỹ đã dỡ bỏ các rào cản để cho phép các công ty Nhật bản hợp tác với các công ty Mỹ trong các hợp đồng ứng dụng kép.

Thêm vào đó, chính sách của Mỹ ưu tiên sự hợp tác song phương trong các công nghệ mới nổi với Nhật Bản.

Tháng 10/2020, Nhà Trắng đã tung ra Chiến lược Quốc gia Mỹ với các Công nghệ Quan trọng và Mới nổi (C&ET).

Chính sách này xác định rằng “Vị thế đi đầu của Mỹ trong lĩnh vực C&ET không còn bị chi phối bởi trợ cấp của chính phủ Mỹ, và sự tiến bộ trong các C&ET đang diễn ra ngày càng nhiều ở bên ngoài nước Mỹ.”

Hơn nữa, chiến lược C&ET nhận thức được tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế, tuyên bố rằng “Sự hợp tác với các đồng minh và đối tác sẽ không chỉ làm gia tăng lợi ích công nghệ chung, mà còn ngăn ngừa các đối thủ chiến lược đạt được những lợi ích không công bằng.”

Chiến lược C&ET của Mỹ đặc biệt xác định một danh sách 20 lĩnh vực công nghệ ưu tiên mà trong đó các công ty Nhật Bản đang nắm giữ một số công nghệ hàng đầu như là chế tạo tiên tiến, chất bán dẫn, các công nghệ vi điện tử và công nghệ không gian.

Một lĩnh vực mà Nhật Bản có thể đặc biệt hỗ trợ Mỹ là công nghệ về không gian.

Để đảm bảo điều này tiến triển, Chính sách Không gian Quốc gia của chính quyền Trump vạch ra một mục tiêu là “xác định và mở rộng các lĩnh vực cho sự hợp tác quốc tế” và tăng cường khả năng hợp tác quốc tế.

Điều quan trọng nhất của chính sách này có lẽ là sự cần thiết của việc sắp xếp một cách hợp lý quy định và chính sách kiểm soát xuất khẩu, tuyên bố rằng đây là chính sách của Mỹ nhằm “hợp thức hóa việc cấp phép hợp lý cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực không gian được thiết kế cho một số quốc gia đồng minh hoặc đối tác.”

Về phía Nhật Bản, chính phủ của ông Suga nên chỉ thị cho Tổ chức Thương mại Nước ngoài của Nhật Bản mang lại những cơ hội OTA cho các nhà cải cách Nhật Bản, đặc biệt trong các lĩnh vực không gian, vũ khí siêu thanh, vi điện tử và các công nghệ mới.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tiếp đó nên đưa ra những điều khoản miễn trừ kiểm soát xuất khẩu cần thiết.

Về phía Mỹ, thứ trưởng quốc phòng phụ trách việc thu mua và bảo trì vũ khí tới đây của chính quyền Biden nên chỉ đạo các cơ quan sử dụng OTA để tiếp cận các tổ chức, chẳng hạn như là Trung tâm Nghiên cứu công nghệ Cao Quốc tế Thái Bình Dương tại Hawaii. Họ nên phân bổ những cơ hội này cho các đối tác công nghệ Nhật Bản.

Bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhau, Nhật Bản và Mỹ có thể đạt hiệu quả hơn trong nỗ lực răn đe các đối thủ chung của họ trong khu vực./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục