Theo phóng viên TTXVN tại Washington, báo cáo chính thức của quân đội Mỹ và NATO về vụ không kích làm 24 binh sỹ Pakistan thiệt mạng hồi tháng trước cho thấy đã xảy ra sự nhầm lẫn đáng tiếc trong việc phối hợp thông tin tác chiến giữa các bên mà nguyên nhân chính là do thiếu lòng tin ở nhau.
Trong báo cáo công bố ngày 22/12, phía Mỹ cho biết vụ việc trên xảy ra là do có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng bản đồ và xử lý thông tin tác chiến. Tuy nhiên, Mỹ và NATO đã không đưa ra lời xin lỗi theo yêu cầu của Pakistan, mà chỉ bày tỏ "vô cùng hối tiếc và chia buồn sâu sắc." Vì vậy, báo cáo này khó có thể hàn gắn quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và các đồng minh với Pakistan.
Theo báo cáo, vụ việc xảy ra tối 25/11 vừa qua khi 120 lính Mỹ và Afghanistan đang trên đường tới một ngôi làng nằm trên lãnh thổ Afghanistan và chỉ cách biên giới Pakistan 1km. Tuy nhiên, trong khi đang di chuyển thì toán lính trên "bất ngờ bị tấn công bằng súng máy hạng nặng và súng cối" từ hướng đỉnh đồi dội xuống. Ngay sau khi bị tấn công, toán lính này đã yêu cầu máy bay chiến đấu F-15 và AC-130 tới hỗ trợ và không may dẫn đến việc 24 binh sỹ Pakistan thiệt mạng.
Chuẩn tướng không quân Stephan Clark, người phụ trách cuộc điều tra, cho biết khi tới hiện trường, các máy bay chiến đấu đã bắn pháo sáng ra ám hiệu những người bị tấn công là lính Mỹ, chứ không phải quân nổi dậy. Tuy nhiên, do chỉ huy toán lính tuần tra trên mặt đất hiểu nhầm là khu vực tác chiến không có quân Pakistan nên đã ra lệnh cho máy bay tấn công mục tiêu phía trên đỉnh đồi.
Ngoài ra, còn hai nguyên nhân khác dẫn đến sự nhầm lẫn đáng tiếc này là do phía Mỹ chưa kịp cập nhật vị trí trạm gác của lính Pakistan mới được lập cách đó 3 tháng và việc hai bên thiếu tin tưởng lẫn nhau. Trước đó, đại diện của Mỹ đã không cung cấp thông tin chính xác về địa điểm của toán lính Mỹ và Afghanistan, do những lần công khai trước đây đều không mang lại kết quả. Mặc dù chưa nhận được thông báo chính thức từ Mỹ, song quân đội Pakistan đã lên tiếng phản đối bản báo cáo.
Người phát ngôn quân đội Pakistan, Thiếu Tướng Athar Abbas, cho rằng báo cáo của quân đội Mỹ "thiếu thông tin thực tế," vì bản thân Chuẩn tướng Stephan Clark cũng thừa nhận ông không xem xét tất cả những chứng cứ do Pakistan cung cấp. Thậm chí, ông Stephan còn không biết một trong hai trạm gác bị máy bay Mỹ tấn công có tên là Boulder.
Trước đó, báo cáo từ phía Pakistan cho biết trong khi họ còn đang tiến hành kiểm tra tọa độ địa điểm mà toán lính Mỹ và Afghanistan dự định tấn công sau khi được nghe thông báo từ đại diện của phía Mỹ ở Trung tâm điều phối biên giới, thì máy bay Mỹ đã bắt đầu ngay cuộc tấn công.
Ban đầu, Mỹ thông báo địa điểm dự định tấn công cách căn cứ Volcano của Pakistan khoảng 16km nhưng trong lần thông báo sau đó, Mỹ xác nhận địa điểm tấn công nằm đúng tọa độ của căn cứ Volcano. Vì vậy, lính Pakistan ở căn cứ Boulder ngay cạnh đó đã nổ súng báo hiệu cho máy bay chiến đấu Mỹ và NATO, song căn cứ này cũng lập tức bị nã đạn.
Sau vụ việc trên, Pakistan đã đóng cửa biên giới với Afghanistan nhằm chặn đường tiếp viện của quân đội Mỹ và NATO tới chiến trường Nam Á này.
Ngoài ra, Islamabad cũng yêu cầu Mỹ rút khỏi căn cứ không quân Shamsi vào giữa tháng 11 vừa qua. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ thông qua quyết định đóng băng khoản cứu trợ dân sự trị giá 700 triệu USD dành cho Pakistan./.
Trong báo cáo công bố ngày 22/12, phía Mỹ cho biết vụ việc trên xảy ra là do có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng bản đồ và xử lý thông tin tác chiến. Tuy nhiên, Mỹ và NATO đã không đưa ra lời xin lỗi theo yêu cầu của Pakistan, mà chỉ bày tỏ "vô cùng hối tiếc và chia buồn sâu sắc." Vì vậy, báo cáo này khó có thể hàn gắn quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và các đồng minh với Pakistan.
Theo báo cáo, vụ việc xảy ra tối 25/11 vừa qua khi 120 lính Mỹ và Afghanistan đang trên đường tới một ngôi làng nằm trên lãnh thổ Afghanistan và chỉ cách biên giới Pakistan 1km. Tuy nhiên, trong khi đang di chuyển thì toán lính trên "bất ngờ bị tấn công bằng súng máy hạng nặng và súng cối" từ hướng đỉnh đồi dội xuống. Ngay sau khi bị tấn công, toán lính này đã yêu cầu máy bay chiến đấu F-15 và AC-130 tới hỗ trợ và không may dẫn đến việc 24 binh sỹ Pakistan thiệt mạng.
Chuẩn tướng không quân Stephan Clark, người phụ trách cuộc điều tra, cho biết khi tới hiện trường, các máy bay chiến đấu đã bắn pháo sáng ra ám hiệu những người bị tấn công là lính Mỹ, chứ không phải quân nổi dậy. Tuy nhiên, do chỉ huy toán lính tuần tra trên mặt đất hiểu nhầm là khu vực tác chiến không có quân Pakistan nên đã ra lệnh cho máy bay tấn công mục tiêu phía trên đỉnh đồi.
Ngoài ra, còn hai nguyên nhân khác dẫn đến sự nhầm lẫn đáng tiếc này là do phía Mỹ chưa kịp cập nhật vị trí trạm gác của lính Pakistan mới được lập cách đó 3 tháng và việc hai bên thiếu tin tưởng lẫn nhau. Trước đó, đại diện của Mỹ đã không cung cấp thông tin chính xác về địa điểm của toán lính Mỹ và Afghanistan, do những lần công khai trước đây đều không mang lại kết quả. Mặc dù chưa nhận được thông báo chính thức từ Mỹ, song quân đội Pakistan đã lên tiếng phản đối bản báo cáo.
Người phát ngôn quân đội Pakistan, Thiếu Tướng Athar Abbas, cho rằng báo cáo của quân đội Mỹ "thiếu thông tin thực tế," vì bản thân Chuẩn tướng Stephan Clark cũng thừa nhận ông không xem xét tất cả những chứng cứ do Pakistan cung cấp. Thậm chí, ông Stephan còn không biết một trong hai trạm gác bị máy bay Mỹ tấn công có tên là Boulder.
Trước đó, báo cáo từ phía Pakistan cho biết trong khi họ còn đang tiến hành kiểm tra tọa độ địa điểm mà toán lính Mỹ và Afghanistan dự định tấn công sau khi được nghe thông báo từ đại diện của phía Mỹ ở Trung tâm điều phối biên giới, thì máy bay Mỹ đã bắt đầu ngay cuộc tấn công.
Ban đầu, Mỹ thông báo địa điểm dự định tấn công cách căn cứ Volcano của Pakistan khoảng 16km nhưng trong lần thông báo sau đó, Mỹ xác nhận địa điểm tấn công nằm đúng tọa độ của căn cứ Volcano. Vì vậy, lính Pakistan ở căn cứ Boulder ngay cạnh đó đã nổ súng báo hiệu cho máy bay chiến đấu Mỹ và NATO, song căn cứ này cũng lập tức bị nã đạn.
Sau vụ việc trên, Pakistan đã đóng cửa biên giới với Afghanistan nhằm chặn đường tiếp viện của quân đội Mỹ và NATO tới chiến trường Nam Á này.
Ngoài ra, Islamabad cũng yêu cầu Mỹ rút khỏi căn cứ không quân Shamsi vào giữa tháng 11 vừa qua. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ thông qua quyết định đóng băng khoản cứu trợ dân sự trị giá 700 triệu USD dành cho Pakistan./.
(TTXVN/Vietnam+)