Cương lĩnh "Thay đổi, Chúng ta có thể" đã mang lại chiến thắng vang dội cho Tổng thống Barack Obama hai năm trước khi dân chúng Mỹ đã quá chán ngán với các cuộc chiến tranh và đang bế tắc trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những thay đổi mà vị Tổng thống da màu này mang lại chưa xứng với kỳ vọng của cử tri? Câu trả lời có thể là người Mỹ lại muốn "thay đổi" và cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào ngày 2/11 tới có thể phản ánh rõ tâm lý đó.
Obama đối mặt với hàng loạt vấn đề tranh cãi
Tỷ lệ thất nghiệp cao, làn sóng tịch biên nhà, hàng loạt ngân hàng phải đóng cửa và nhiều doanh nghiệp phá sản là những vấn đề tranh cãi gay gắt tại Quốc hội Mỹ trong suốt hai năm qua. Đây cũng vẫn là những chủ đề trung tâm của chiến dịch vận động tranh cử trong thời gian qua.
Những người Dân chủ nói rằng họ phải kế thừa nền kinh tế tồi tệ hơn nhiều so với dự tính và nếu không có các chính sách của họ, tỷ lệ thất nghiệp còn cao hơn nữa.
Theo lập luận của Tổng thống Obama, trong 6 tháng trước khi ông lên nắm quyền, nước Mỹ đã mất tới 4 triệu việc làm, trong khi số việc làm bị mất trong tháng đầu tiên ông nhậm chức giảm xuống còn 750.000 và 600.000 trong những tháng tiếp theo.
Thế nhưng, thực tế cho thấy vào thời điểm ông ký ban hành dự luật kích thích kinh tế cả gói, tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 7,6% và con số này đã tăng lên mức 9,6% vào thời điểm hiện nay.
Những người Cộng hòa, cùng với liên minh của họ là phong trào có tên là Tea Party (Đảng Trà) và nhiều tổ chức độc lập, đã xoáy vào thực tế thất nghiệp cao để đổ lỗi cho chính quyền Obama đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy trầm kéo dài.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, trong cuộc bầu cử toàn bộ 435 ghế của Hạ viện, bầu lại 37 trong 100 ghế của Thượng viện và 37 trong 50 ghế thống đốc bang vào ngày 2/11 tới, đảng Cộng hòa gần như chắc chắn giành lại quyền kiểm soát Hạ viện, mặc dù cơ hội để họ giành được 51 ghế nhằm chiếm đa số tại Thượng viện là không cao.
Nếu đảng Dân chủ để mất thế đa số tại Hạ viện, Tổng thống Obama đương nhiên sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong việc giành được sự ủng hộ của Quốc hội đối với các văn bản luật từ Nhà Trắng.
Cuộc chiến gay gắt giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa
Tiếp sau kỳ công mang tên "Đạo luật y tế" được thông qua hồi đầu năm nay bất chấp sự chia rẽ sâu sắc tại Quốc hội, Tổng thống Obama đang nhắm tới những cải cách sâu rộng ở các ngân hàng được coi là "quá lớn không được phép sụp đổ" của Phố Wall, hay hồ sơ cải cách nhập cư và chống biến đổi khí hậu. Tất cả những cải cách này đều rất khó khăn và có thể "xôi hỏng bỏng không" do sự phản đối của phe Cộng hòa.
Nếu đảng Cộng hòa giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tới, điều đó có thể đặt "dấu chấm hết" cho kỳ vọng về một sự thay đổi trong chính sách thù địch của Mỹ chống Cuba kéo dài hơn nửa thế kỷ qua.
Trên thực tế, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có những thành phần bảo thủ không ủng hộ việc thay đổi chính sách đối với Havana, nhưng số thành viên có tâm lý này ở phe Cộng hòa chiếm ưu thế hơn.
Bên cạnh đó, Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) giữa Nga và Mỹ, hiện đang nằm trên bàn Quốc hội để chờ thông qua sau cuộc bầu cử, cũng nhiều khả năng bị phe Cộng hòa kéo dài thời gian xem xét.
Mặc dù kinh tế là chủ đề bao trùm trong chiến dịch tranh cử năm nay, nhưng Trung Quốc là một trong rất ít vấn đề quốc tế được các nghị sỹ Mỹ quan tâm, vì các chính sách kinh tế của Trung Quốc bị coi là nguyên nhân làm cho nhiều người Mỹ mất việc làm.
Giống như chính quyền của người tiền nhiệm George Bush, ông Obama không muốn gây sức ép quá mạnh với Trung Quốc trong vấn đề tiền tệ, vì muốn tranh thủ sự hợp tác của Bắc Kinh trong hàng loạt sáng kiến toàn cầu quan trọng khác.
Cả những người Cộng hòa lẫn Dân chủ đều thất vọng trước các chính sách của Bắc Kinh, nhưng đảng Cộng hòa có thể sẽ gia tăng sức ép đối với chính sách Trung Quốc của chính quyền Obama nếu kinh tế Mỹ tiếp tục suy yếu. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là đảng Dân chủ không còn cơ hội "lội ngược dòng."
Một số nhà phân tích cho rằng trong khi phe Cộng hòa lớn tiếng chỉ trích chính sách của đảng Dân chủ thì chính bản thân họ cũng chưa đưa ra được biện pháp nào khả dĩ có thể mang lại việc làm nhiều hơn cho người lao động Mỹ. Suy cho cùng, thất nghiệp không phải là vấn đề chỉ có ở nước Mỹ. Rất nhiều nền kinh tế hùng mạnh ở châu Âu cũng đang đánh vật với bài toán việc làm.
Trong nỗ lực không mệt mỏi, Tổng thống Obama đang đích thân vận động tại nhiều bang với đối tượng chính tầng lớp thanh niên, đặc biệt là những người đã ủng hộ ông ở cuộc bầu cử 2 năm trước, để thuyết phục họ dành sự ủng hộ cho đảng Dân chủ vào ngày 2/11 tới.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình Mỹ mới đây, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nhận định rằng đảng Dân chủ có thể sẽ "thu được kết quả đáng ngạc nhiên" cho dù nhiều người dự đoán đảng Cộng hòa sẽ thắng lớn và lấy lại ưu thế sau cuộc bầu cử then chốt này.
Ông còn cho rằng "sẽ là một sai lầm" nếu không tính đến việc đảng cầm quyền hiện nay có thể giành chiến thắng./.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những thay đổi mà vị Tổng thống da màu này mang lại chưa xứng với kỳ vọng của cử tri? Câu trả lời có thể là người Mỹ lại muốn "thay đổi" và cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào ngày 2/11 tới có thể phản ánh rõ tâm lý đó.
Obama đối mặt với hàng loạt vấn đề tranh cãi
Tỷ lệ thất nghiệp cao, làn sóng tịch biên nhà, hàng loạt ngân hàng phải đóng cửa và nhiều doanh nghiệp phá sản là những vấn đề tranh cãi gay gắt tại Quốc hội Mỹ trong suốt hai năm qua. Đây cũng vẫn là những chủ đề trung tâm của chiến dịch vận động tranh cử trong thời gian qua.
Những người Dân chủ nói rằng họ phải kế thừa nền kinh tế tồi tệ hơn nhiều so với dự tính và nếu không có các chính sách của họ, tỷ lệ thất nghiệp còn cao hơn nữa.
Theo lập luận của Tổng thống Obama, trong 6 tháng trước khi ông lên nắm quyền, nước Mỹ đã mất tới 4 triệu việc làm, trong khi số việc làm bị mất trong tháng đầu tiên ông nhậm chức giảm xuống còn 750.000 và 600.000 trong những tháng tiếp theo.
Thế nhưng, thực tế cho thấy vào thời điểm ông ký ban hành dự luật kích thích kinh tế cả gói, tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 7,6% và con số này đã tăng lên mức 9,6% vào thời điểm hiện nay.
Những người Cộng hòa, cùng với liên minh của họ là phong trào có tên là Tea Party (Đảng Trà) và nhiều tổ chức độc lập, đã xoáy vào thực tế thất nghiệp cao để đổ lỗi cho chính quyền Obama đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy trầm kéo dài.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, trong cuộc bầu cử toàn bộ 435 ghế của Hạ viện, bầu lại 37 trong 100 ghế của Thượng viện và 37 trong 50 ghế thống đốc bang vào ngày 2/11 tới, đảng Cộng hòa gần như chắc chắn giành lại quyền kiểm soát Hạ viện, mặc dù cơ hội để họ giành được 51 ghế nhằm chiếm đa số tại Thượng viện là không cao.
Nếu đảng Dân chủ để mất thế đa số tại Hạ viện, Tổng thống Obama đương nhiên sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong việc giành được sự ủng hộ của Quốc hội đối với các văn bản luật từ Nhà Trắng.
Cuộc chiến gay gắt giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa
Tiếp sau kỳ công mang tên "Đạo luật y tế" được thông qua hồi đầu năm nay bất chấp sự chia rẽ sâu sắc tại Quốc hội, Tổng thống Obama đang nhắm tới những cải cách sâu rộng ở các ngân hàng được coi là "quá lớn không được phép sụp đổ" của Phố Wall, hay hồ sơ cải cách nhập cư và chống biến đổi khí hậu. Tất cả những cải cách này đều rất khó khăn và có thể "xôi hỏng bỏng không" do sự phản đối của phe Cộng hòa.
Nếu đảng Cộng hòa giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tới, điều đó có thể đặt "dấu chấm hết" cho kỳ vọng về một sự thay đổi trong chính sách thù địch của Mỹ chống Cuba kéo dài hơn nửa thế kỷ qua.
Trên thực tế, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có những thành phần bảo thủ không ủng hộ việc thay đổi chính sách đối với Havana, nhưng số thành viên có tâm lý này ở phe Cộng hòa chiếm ưu thế hơn.
Bên cạnh đó, Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) giữa Nga và Mỹ, hiện đang nằm trên bàn Quốc hội để chờ thông qua sau cuộc bầu cử, cũng nhiều khả năng bị phe Cộng hòa kéo dài thời gian xem xét.
Mặc dù kinh tế là chủ đề bao trùm trong chiến dịch tranh cử năm nay, nhưng Trung Quốc là một trong rất ít vấn đề quốc tế được các nghị sỹ Mỹ quan tâm, vì các chính sách kinh tế của Trung Quốc bị coi là nguyên nhân làm cho nhiều người Mỹ mất việc làm.
Giống như chính quyền của người tiền nhiệm George Bush, ông Obama không muốn gây sức ép quá mạnh với Trung Quốc trong vấn đề tiền tệ, vì muốn tranh thủ sự hợp tác của Bắc Kinh trong hàng loạt sáng kiến toàn cầu quan trọng khác.
Cả những người Cộng hòa lẫn Dân chủ đều thất vọng trước các chính sách của Bắc Kinh, nhưng đảng Cộng hòa có thể sẽ gia tăng sức ép đối với chính sách Trung Quốc của chính quyền Obama nếu kinh tế Mỹ tiếp tục suy yếu. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là đảng Dân chủ không còn cơ hội "lội ngược dòng."
Một số nhà phân tích cho rằng trong khi phe Cộng hòa lớn tiếng chỉ trích chính sách của đảng Dân chủ thì chính bản thân họ cũng chưa đưa ra được biện pháp nào khả dĩ có thể mang lại việc làm nhiều hơn cho người lao động Mỹ. Suy cho cùng, thất nghiệp không phải là vấn đề chỉ có ở nước Mỹ. Rất nhiều nền kinh tế hùng mạnh ở châu Âu cũng đang đánh vật với bài toán việc làm.
Trong nỗ lực không mệt mỏi, Tổng thống Obama đang đích thân vận động tại nhiều bang với đối tượng chính tầng lớp thanh niên, đặc biệt là những người đã ủng hộ ông ở cuộc bầu cử 2 năm trước, để thuyết phục họ dành sự ủng hộ cho đảng Dân chủ vào ngày 2/11 tới.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình Mỹ mới đây, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nhận định rằng đảng Dân chủ có thể sẽ "thu được kết quả đáng ngạc nhiên" cho dù nhiều người dự đoán đảng Cộng hòa sẽ thắng lớn và lấy lại ưu thế sau cuộc bầu cử then chốt này.
Ông còn cho rằng "sẽ là một sai lầm" nếu không tính đến việc đảng cầm quyền hiện nay có thể giành chiến thắng./.
Đỗ Sinh (TTXVN/Vietnam+)