Ngày 14/5, Ngân hàng BBVA đã thông báo tăng quỹ dự phòng thêm 1,8 tỷ euro (2,3 tỷ USD) nhằm đối phó với rủi ro từ những khoản vay nợ trong lĩnh vực bất động sản.
Trước BBVA, Santander - Ngân hàng lớn nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tính theo giá trị thị trường - ngày 13/5 tuyên bố tăng quỹ dự phòng 2,7 tỷ euro lên tổng cộng 5 tỷ euro cho phù hợp với kế hoạch cải tổ mà Chính phủ Tây Ban Nha loan báo từ tháng 2/2012, nhằm ngăn chặn tác động xấu của các tài sản nhà đất nhiều rủi ro đối với ngành tài chính-ngân hàng cũng như cả nền kinh tế nói chung.
Cùng ngày, Ngân hàng CaixaBank lớn thứ ba Tây Ban Nha cam kết tăng quỹ dự phòng thêm 2,1 tỷ euro trong năm nay, trong khi Bankia, một ngân hàng thuộc tốp đầu của Tây Ban Nha, cũng đưa ra thông cáo tương tự về tăng quỹ dự phòng 10 tỷ USD trong năm 2012.
Bankia hiện là tâm điểm của những lo ngại về tình hình cân đối tài chính mong manh.
Một trong những nỗi lo lớn nhất của các nhà đầu tư là họ không biết giá trị thực của các khoản cho vay thuộc lĩnh vực bất động sản của ngân hàng này.
Ngày 11/5, Chính phủ Tây Ban Nha ra thông báo về các biện pháp cải cách mạnh mẽ hơn, theo đó đã đề nghị các ngân hàng thiết lập một vùng đệm tài chính mới trị giá 30 tỷ euro và đưa các bất động sản rủi ro ra khỏi bảng cân đối tài chính của họ.
Hồi tháng 2/2012, quỹ dự phòng rủi ro của Tây Ban Nha do các ngân hàng chung tay xây dựng đã lên tới 53,8 tỷ euro.
Ủy ban châu Âu (EC) cuối tuần trước đã lên tiếng hoan nghênh động thái mới nhất của Tây Ban Nha trong việc tăng vùng đệm tài chính để đối phó với các khoản vay nhiều rủi ro trong lĩnh vực bất động sản.
Ủy viên kinh tế Liên minh châu Âu (EU) Olli Rehn nói rằng các biện pháp do giới chức Tây Ban Nha vừa công bố nhằm đẩy mạnh cải cách lĩnh vực ngân hàng là bước ngoặt trong toàn bộ chiến lược cải cách của quốc gia này.
Cũng theo ông Rehn, quyết định tăng cường cải cách lĩnh vực ngân hàng thể hiện nỗ lực của Madrid trong việc củng cố ngân sách và thực hiện cải tổ cơ cấu, hướng tới tăng trưởng bền vững và tạo việc làm.
Ông hy vọng động thái trên sẽ giúp các ngân hàng Tây Ban Nha khôi phục được lòng tin của các thị trường tài chính và nhà đầu tư.
Số liệu chính thức của Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha công bố cuối tháng Tư cho thấy nền kinh tế nước này đã rơi trở lại vào suy thoái, sau hai quý liên tiếp tăng trưởng âm cuối năm 2011 và đầu năm 2012./.
Trước BBVA, Santander - Ngân hàng lớn nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tính theo giá trị thị trường - ngày 13/5 tuyên bố tăng quỹ dự phòng 2,7 tỷ euro lên tổng cộng 5 tỷ euro cho phù hợp với kế hoạch cải tổ mà Chính phủ Tây Ban Nha loan báo từ tháng 2/2012, nhằm ngăn chặn tác động xấu của các tài sản nhà đất nhiều rủi ro đối với ngành tài chính-ngân hàng cũng như cả nền kinh tế nói chung.
Cùng ngày, Ngân hàng CaixaBank lớn thứ ba Tây Ban Nha cam kết tăng quỹ dự phòng thêm 2,1 tỷ euro trong năm nay, trong khi Bankia, một ngân hàng thuộc tốp đầu của Tây Ban Nha, cũng đưa ra thông cáo tương tự về tăng quỹ dự phòng 10 tỷ USD trong năm 2012.
Bankia hiện là tâm điểm của những lo ngại về tình hình cân đối tài chính mong manh.
Một trong những nỗi lo lớn nhất của các nhà đầu tư là họ không biết giá trị thực của các khoản cho vay thuộc lĩnh vực bất động sản của ngân hàng này.
Ngày 11/5, Chính phủ Tây Ban Nha ra thông báo về các biện pháp cải cách mạnh mẽ hơn, theo đó đã đề nghị các ngân hàng thiết lập một vùng đệm tài chính mới trị giá 30 tỷ euro và đưa các bất động sản rủi ro ra khỏi bảng cân đối tài chính của họ.
Hồi tháng 2/2012, quỹ dự phòng rủi ro của Tây Ban Nha do các ngân hàng chung tay xây dựng đã lên tới 53,8 tỷ euro.
Ủy ban châu Âu (EC) cuối tuần trước đã lên tiếng hoan nghênh động thái mới nhất của Tây Ban Nha trong việc tăng vùng đệm tài chính để đối phó với các khoản vay nhiều rủi ro trong lĩnh vực bất động sản.
Ủy viên kinh tế Liên minh châu Âu (EU) Olli Rehn nói rằng các biện pháp do giới chức Tây Ban Nha vừa công bố nhằm đẩy mạnh cải cách lĩnh vực ngân hàng là bước ngoặt trong toàn bộ chiến lược cải cách của quốc gia này.
Cũng theo ông Rehn, quyết định tăng cường cải cách lĩnh vực ngân hàng thể hiện nỗ lực của Madrid trong việc củng cố ngân sách và thực hiện cải tổ cơ cấu, hướng tới tăng trưởng bền vững và tạo việc làm.
Ông hy vọng động thái trên sẽ giúp các ngân hàng Tây Ban Nha khôi phục được lòng tin của các thị trường tài chính và nhà đầu tư.
Số liệu chính thức của Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha công bố cuối tháng Tư cho thấy nền kinh tế nước này đã rơi trở lại vào suy thoái, sau hai quý liên tiếp tăng trưởng âm cuối năm 2011 và đầu năm 2012./.
Trang Nhung (TTXVN)