Bước đi cân bằng lợi ích

Obama công du Trung Đông: Bước đi cân bằng lợi ích

Chuyến công du Trung Đông của Obama là bước đi đầu tiên cho thấy những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng.
Dư luận quốc tế đang hướng sự quan tâm tới chuyến công du Trung Đông của Tổngthống Mỹ Barack Obama, đưa ông đến Israel, Palestine và Jordan.

Diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và đồng minh truyền thống Israel khôngmấy "xuôi chèo mát mái" trong nhiệm kỳ vừa qua, tình hình Trung Đông có nhiềudiễn biến phức tạp khi tình hình xung đột tại Syria có nguy cơ trở thành mồi lửalan rộng ra toàn khu vực, giới quan sát nhận định chuyến công du phần nhiều sẽchỉ mang tính biểu tượng, khó có thể tạo được bước đột phá trong các vấn đề"nóng" của khu vực.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, đây là bước đi đầu tiên cho thấy những điều chỉnhtrong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng 4 năm sắp tới - đó là cân bằng lợi íchgiữa các khu vực.

Lần đầu tiên đặt chân tới Israel trên cương vị tổng thống Mỹ, chương trìnhnghị sự của ông Obama không nằm ngoài các nội dung liên quan tới quan hệ songphương, trong đó nhà lãnh đạo Washington tái khẳng định các cam kết của Mỹ đốivới an ninh và lợi ích của Israel. Tiếp đến là tình hình bất ổn trong khu vựcvới cuộc nội chiến tại Syria, quan hệ căng thẳng giữa Israel và Iran liên quantới hồ sơ hạt nhân gây tranh cãi của nước Cộng hòa Hồi giáo này và tiến trìnhhòa đàm ngưng trệ giữa Nhà nước Do Thái với chính quyền Palestine.

Theo các chuyên gia phân tích, Tổng thống Obama không tìm kiếm bất kỳ giảipháp then chốt nào cho các vấn đề nổi cộm của khu vực và mục tiêu được đặt lênhàng đầu là giữ cho các vấn đề này, từ tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân bị tìnhnghi của Iran đến cuộc xung đột dai dẳng giữa Israel và Palestine, không lên đến"điểm sôi."

Tuy nhiên, để làm được điều đó, trước tiên, Tổng thống Obama cần xóa bỏ sựhoài nghi của người Israel về chính sách của Nhà Trắng đối với Tel Aviv sau 4năm của nhiệm kỳ đầu khi quan hệ giữa hai bên kém phần mặn mà, nếu không muốnnói là lạnh nhạt.

Mỹ phản đối ra mặt các kế hoạch mở rộng khu định cư Do Tháicủa Israel, coi đây là nhân tố chính khiến tiến trình đàm phán với Palestine bịđình trệ. Thêm vào đó, Mỹ cũng không hào hứng với những tuyên bố về cái gọi là"giới hạn đỏ" mà chính quyền của Thủ tướng cực hữu Benjamin Netanyahu đưa ra choIran, trong khi Washington ngả về các giải pháp chính trị-ngoại giao.

Các chuyên gia Trung Đông đánh giá Iran là nguyên nhân khiến quan hệ giữa bộđôi Obama và Netanyahu trở nên xấu đi và đẩy mối quan hệ giữa một tổng thống Mỹvới một thủ tướng Israel rơi vào tình trạng tồi tệ nhất từ trước tới nay.

[Tổng thống Obama bắt đầu chuyến thăm Trung Đông]

Đốivới ông Obama, việc bắt đầu nhiệm kỳ hai bằng một mối quan hệ vững chắc hơn vớiIsrael có thể khiến cho hai nước dễ dàng phối hợp với nhau hơn trong một loạtvấn đề cấp bách của khu vực.Không phải ngẫu nhiên Tổng thống Obama lựa chọn Trung Đông là đích công duđầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai này. Nếu như trong 4 năm trước, các vấn đề khókhăn kinh tế trong nước, chính giới mâu thuẫn,... buộc Washington phải có sựchuyển hướng trong các chính sách của mình, đặc biệt là đối ngoại, thì giờ làlúc để Nhà Trắng tiếp tục cân nhắc những điều chỉnh mới nhằm đảm bảo cân bằnglợi ích tại các khu vực.

Bốn năm trước, ban lãnh đạo Mỹ tập trung nỗ lực vực dậy nền kinh tế bị chaođảo bởi "bão" tài chính 2007-2008, đặt mục tiêu khép lại hai cuộc chiến "haongười tốn của" tại Iraq và Afghanistan, chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương, vì thế các hồ sơ hạt nhân của Iran và tiến trình hòa đàmIsrael-Palestine trở nên mờ nhạt. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới vị thế củaMỹ tại Trung Đông, nơi trở nên "nóng bỏng" hơn trong hai năm qua với sự bùngphát của cái gọi là "Mùa Xuân Arập."

Để đảm bảo các lợi ích của mình, Mỹ cần một tầm nhìn xa hơn khi đối mặt vớinhững thách thức khẩn trương, phức tạp và liên quan chặt chẽ với nhau tại địabàn "nóng bỏng" này. Với việc lựa chọn điểm đến Trung Đông, Tổng thống Obama đãphần nào thể hiện sự chuyển hướng chính sách ngoại giao của mình, tiếp sauchuyến công du châu Âu mới đây của tân Ngoại trưởng John Kerry. Tuy nhiên, đâymới chỉ là bước đi đầu tiên và Mỹ cần đến một chiến lược mới đối với khu vựcnày./.

Hồ Phương (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục