Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Neuron cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện một loại gen mới liên quan đến sự suy nhược nghiêm trọng.
Hội chứng suy nhược nghiêm trọng là sự rối loạn tâm thần, mất hứng thú trong công việc và cuộc sống, thậm chí có thể dẫn tới tự tử ở một số cá nhân.
Tác giả nghiên cứu trên, tiến sĩ Martin A. Kohli đến từ Viện Tâm thần học Max Planck ở Đức cho biết: “Những liệu pháp chữa trị hiện nay cho hội chứng suy nhược nghiêm trọng là rất cần thiết song hiệu quả điều trị chưa cao. Việc xác định các cơ chế gây ra sự suy nhược là rất quan trọng nhằm tìm bước đột phá cho các loại thuốc suy nhược hiệu quả hơn.”
Có khả năng sự kết hợp các yếu tố nguy cơ về gen và môi trường góp phần tạo ra hội chứng suy nhược nghiêm trọng. Tiến sĩ Kohli và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về bộ di truyền của các bệnh nhân bị chẩn đoán suy nhược nghiêm trọng, sau đó so sánh với các đối tượng không có tiền sử bệnh tâm thần.
Kết quả là họ đã xác định được gen SLC6A15 kiểm soát protein chuyển hóa axít amin của các dây thần kinh, một loại gen nhạy cảm mới đối với hội chứng suy nhược nghiêm trọng. Phát hiện này đã được khẳng định trong một nghiên cứu lớn hơn đối với 15.000 đối tượng.
Nhóm các nhà nghiên cứu trên đã kiểm tra chức năng của gen SLC6A15 đối với sự suy nhược nghiêm trọng. Những người bị suy nhược ít hơn cho thấy gen SLC6A15 ở vùng não hippocampus xuất hiện tần số thấp hơn.
Quan sát ở thí nghiệm trên chuột, họ cũng thấy tần số xuất hiện gen SLC6A15 ở vùng hippocampus thấp hơn có liên quan đến những ảnh hưởng về căng thẳng xã hội thường xuyên, một yếu tố nguy cơ của sự suy nhược.
Nhóm tác giả trên cho rằng sự giảm xuất hiện gen SLC6A15 có thể dẫn tới trạng thái lo lắng của vòng trong neuron liên quan đến tính nhạy cảm của hội chứng suy nhược nghiêm trọng.
Tiến sĩ Kohli cho rằng: “Do gen SLC6A15 xuất hiện theo chu kỳ nên các kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể đưa đến đột phá về một loại thuốc chống suy nhược mới”./.
Hội chứng suy nhược nghiêm trọng là sự rối loạn tâm thần, mất hứng thú trong công việc và cuộc sống, thậm chí có thể dẫn tới tự tử ở một số cá nhân.
Tác giả nghiên cứu trên, tiến sĩ Martin A. Kohli đến từ Viện Tâm thần học Max Planck ở Đức cho biết: “Những liệu pháp chữa trị hiện nay cho hội chứng suy nhược nghiêm trọng là rất cần thiết song hiệu quả điều trị chưa cao. Việc xác định các cơ chế gây ra sự suy nhược là rất quan trọng nhằm tìm bước đột phá cho các loại thuốc suy nhược hiệu quả hơn.”
Có khả năng sự kết hợp các yếu tố nguy cơ về gen và môi trường góp phần tạo ra hội chứng suy nhược nghiêm trọng. Tiến sĩ Kohli và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về bộ di truyền của các bệnh nhân bị chẩn đoán suy nhược nghiêm trọng, sau đó so sánh với các đối tượng không có tiền sử bệnh tâm thần.
Kết quả là họ đã xác định được gen SLC6A15 kiểm soát protein chuyển hóa axít amin của các dây thần kinh, một loại gen nhạy cảm mới đối với hội chứng suy nhược nghiêm trọng. Phát hiện này đã được khẳng định trong một nghiên cứu lớn hơn đối với 15.000 đối tượng.
Nhóm các nhà nghiên cứu trên đã kiểm tra chức năng của gen SLC6A15 đối với sự suy nhược nghiêm trọng. Những người bị suy nhược ít hơn cho thấy gen SLC6A15 ở vùng não hippocampus xuất hiện tần số thấp hơn.
Quan sát ở thí nghiệm trên chuột, họ cũng thấy tần số xuất hiện gen SLC6A15 ở vùng hippocampus thấp hơn có liên quan đến những ảnh hưởng về căng thẳng xã hội thường xuyên, một yếu tố nguy cơ của sự suy nhược.
Nhóm tác giả trên cho rằng sự giảm xuất hiện gen SLC6A15 có thể dẫn tới trạng thái lo lắng của vòng trong neuron liên quan đến tính nhạy cảm của hội chứng suy nhược nghiêm trọng.
Tiến sĩ Kohli cho rằng: “Do gen SLC6A15 xuất hiện theo chu kỳ nên các kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể đưa đến đột phá về một loại thuốc chống suy nhược mới”./.
Anh Minh (Vietnam+)