[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ

Do nhu cầu về diện tích làm nương rẫy với phương thức canh tác luân canh lạc hậu… nên hằng năm nhiều diện tích rừng tái sinh có độ tuổi nhiều năm trên địa bàn Nậm Pồ (Điện Biên) bị người dân tàn phá.
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 1Nậm Pồ là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có gần 150.000 ha diện tích tự nhiên, trong đó diện tích có rừng hơn 63.000ha với tỷ lệ che phủ đạt hơn 42%. Trong ảnh: Nhiều thưng ván và vô số cây gỗ nằm la liệt trên diện tích rộng lớn. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 2Gần 1ha rừng tái sinh giáp ranh giữa trên địa bàn bản bản Huổi Sang (xã Nà Hỳ) và bản Nậm Ngà (xã Nậm Chua) bị người dân ''khai tử''. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 3Thực trạng rừng bị chặt phá, đốt thường diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Trong ảnh: Những thân cây gỗ to được dân cưa xẻ làm gỗ thành phẩm vuông thành sắc cạnh. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 4Rừng tái sinh có độ tuổi nhiều năm ở vị trí triền đồi và vùng ''yên ngựa'' trên địa bàn huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) bị triệt hạ không thương tiếc. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 5Việc có nhiều người dân sinh sống trong khu vực có rừng và nhu cầu về đất canh tác, gỗ để làm nhà ở, dựng chuồng trại chăn nuôi đã dẫn đến tình trạng rừng bị tổn hại nghiêm trọng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 6Những cánh rừng tái sinh trên địa bàn 2 xã Nà Hỳ, Nậm Chua của huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đang khẩn thiết cầu cứu. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 7Việc thu gom, phân loại gỗ và vận xuất thân gỗ ra khỏi hiện trường còn có sự tham gia của lực lượng lao động nữ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 8''Máu'' rừng nằm la liệt trên con đường nối địa bàn xã Nà Hỳ và Nậm Chua (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 9Đại diện Hạt kiểm lâm huyện Nậm Pồ cho rằng, khu vực có diện tích gần 1ha rừng có độ tuổi nhiều năm này bị chặt phá không nằm trong quy hoạch 3 loại rừng nên không thể xử lý được. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 10Đây là khu vực rừng ở vị trí đầu nguồn có chức năng giữ và cung cấp nguồn nước cho Nhà máy nước có công suất hơn 1.000m3/ngày đêm của huyện Nậm Pồ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 11Rừng tái sinh có độ tuổi từ 7 đến 8 năm tuổi địa phận giáp ranh giữa bản Huổi Sang (xã Nà Hỳ) và bản Nậm Ngà (xã Nậm Chua) bị người dân chặt hạ, đốt để lấy đất làm nương rẫy. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 12Vết cưa sắc lẹm tại một gốc thân cây gỗ bị triệt hạ gần đây. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 13Đường kính gốc của một cây gỗ trên cánh rừng tái sinh có diện tích gần 1ha bị dân đốn hạ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
[Photo] Báo động thực trạng phá rừng tái sinh ở huyện biên giới Nậm Pồ ảnh 14Chu vi vành thân của một gốc thân cây có độ tuổi nhiều năm đã bị triệt hạ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục