Hạ viện Ấn Độ ngày 25/8 đã biểu quyết thông qua luật hạt nhân có sửa đổi vốn bị trì hoãn từ lâu, cho phép các tập đoàn hạt nhân tư nhân nước ngoài được xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân tại nước này.
Đây được coi là một chiến thắng của cá nhân Thủ tướng Manmohan Singh, người năm 2008 đã ký một thỏa thuận với Mỹ chấm dứt nhiều năm Ấn Độ bị cô lập trên thị trường hạt nhân toàn cầu, và giúp hai nước thắt chặt các mối quan hệ về kinh tế và chiến lược.
Phát biểu tại New Delhi, Thủ tướng Singh khẳng định việc thông qua luật hạt nhân dân sự là sự lựa chọn đúng đắn mà Ấn Độ không thể bỏ qua, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế đang bùng nổ này cũng như quy mô dân số không ngừng mở rộng hiện nay.
Hiện nay, tại quốc gia Nam Á này có khoảng 40% hộ gia đình vẫn chưa được dùng điện sinh hoạt. Theo đánh giá của giới chuyên gia, Ấn Độ là một thị trường năng lượng đầy tiềm năng ước tính trị giá khoảng 150 tỷ USD.
Năm 2008, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã ký kết một hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự, chấm dứt lệnh cấm các hoạt động thương mại hạt nhân dân sự kéo dài suốt ba thập niên qua đối với New Delhi.
Văn kiện này cho phép các doanh nghiệp Mỹ bán nhiên liệu, công nghệ và các lò phản ứng hạt nhân vì mục đích hòa bình cho Ấn Độ. Đổi lại là các biện pháp đảm bảo an toàn và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có quyền thanh tra các nhà máy hạt nhân của Ấn Độ./.
Đây được coi là một chiến thắng của cá nhân Thủ tướng Manmohan Singh, người năm 2008 đã ký một thỏa thuận với Mỹ chấm dứt nhiều năm Ấn Độ bị cô lập trên thị trường hạt nhân toàn cầu, và giúp hai nước thắt chặt các mối quan hệ về kinh tế và chiến lược.
Phát biểu tại New Delhi, Thủ tướng Singh khẳng định việc thông qua luật hạt nhân dân sự là sự lựa chọn đúng đắn mà Ấn Độ không thể bỏ qua, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế đang bùng nổ này cũng như quy mô dân số không ngừng mở rộng hiện nay.
Hiện nay, tại quốc gia Nam Á này có khoảng 40% hộ gia đình vẫn chưa được dùng điện sinh hoạt. Theo đánh giá của giới chuyên gia, Ấn Độ là một thị trường năng lượng đầy tiềm năng ước tính trị giá khoảng 150 tỷ USD.
Năm 2008, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã ký kết một hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự, chấm dứt lệnh cấm các hoạt động thương mại hạt nhân dân sự kéo dài suốt ba thập niên qua đối với New Delhi.
Văn kiện này cho phép các doanh nghiệp Mỹ bán nhiên liệu, công nghệ và các lò phản ứng hạt nhân vì mục đích hòa bình cho Ấn Độ. Đổi lại là các biện pháp đảm bảo an toàn và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có quyền thanh tra các nhà máy hạt nhân của Ấn Độ./.
(TTXVN/Vietnam+)