Singapore ngày 17/5 đã giữ nguyên dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 1,0-3,0% trong năm 2012 nhưng cảnh báo vẫn có nguy cơ vỡ nợ công gây ra tình trạng hỗn loạn ở khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), từ đó có thể tác động tới xuất khẩu của nước này.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore nói rằng sự yếu kém của nền kinh tế Mỹ cũng là một mối quan ngại khác đối với các nước phụ thuộc vào xuất khẩu của châu Á, trong đó có Singapore.
Bộ Thương mại và Công nghiệp đưa ra đánh giá trên khi công bố số liệu về kinh tế Singapore trong quý đầu của năm nay.
Theo đó, GDP của nước này đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 10% so với quý trước đó.
Sự tăng trưởng ấn tượng này có được là nhờ ngành chế tạo đã tăng 19,8% tính trên cơ sở quý, một sự thay đổi hoàn toàn so với mức sụt giảm 11,1% trong quý 4 năm 2011.
Bộ Thương mại cho rằng ở giai đoạn này không thể loại trừ nguy cơ vỡ nợ công ở Eurozone. Nếu điều này xảy ra, kinh tế toàn cầu sẽ đi xuống đáng kể và các ngành theo hướng xuất khẩu của Singapore cũng như vậy.
Cảnh báo trên được đưa ra khi các thị trường tài chính toàn cầu bị tác động bởi những lo ngại rằng Hy Lạp chìm trong nợ nần có thể ra khỏi Eurozone sau khi các đảng phái ủng hộ chính sách khắc khổ vấp phải sự phản ứng dữ dội trong cuộc bầu cử ngày 6/5.
Bộ Thương mại của Singapore nói rằng cho dù chi tiêu tiêu dùng của châu Á tăng nhưng cũng không đủ để hạn chế những tác động do nhu cầu yếu ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt là Mỹ và châu Âu.
Theo bộ này, các nền kinh tế Eurozone sẽ vẫn yếu do thực hiện chính sách tài khóa khắc khổ và sự khó khăn của ngành ngân hàng tiếp tục làm giảm nhu cầu nội địa ở khu vực này.
Trong một báo cáo khác, International Enterprise Singapore (IE Singapore), cơ quan xúc tiến thương mại của Singapore, thông báo xuất khẩu của nước này đã tăng 6,1% trong quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái, trái ngược với mức sụt giảm 2,7% trong quý cuối cùng của năm 2011.
Tuy nhiên, IE Singapore cho biết họ cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng của năm nay đối với xuất khẩu phi dầu mỏ và tổng giá trị thương mại trong khoảng từ 3,0% đến 5,0% vì tình trạng không chắc chắn vẫn tồn tại ở Eurozone./.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore nói rằng sự yếu kém của nền kinh tế Mỹ cũng là một mối quan ngại khác đối với các nước phụ thuộc vào xuất khẩu của châu Á, trong đó có Singapore.
Bộ Thương mại và Công nghiệp đưa ra đánh giá trên khi công bố số liệu về kinh tế Singapore trong quý đầu của năm nay.
Theo đó, GDP của nước này đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 10% so với quý trước đó.
Sự tăng trưởng ấn tượng này có được là nhờ ngành chế tạo đã tăng 19,8% tính trên cơ sở quý, một sự thay đổi hoàn toàn so với mức sụt giảm 11,1% trong quý 4 năm 2011.
Bộ Thương mại cho rằng ở giai đoạn này không thể loại trừ nguy cơ vỡ nợ công ở Eurozone. Nếu điều này xảy ra, kinh tế toàn cầu sẽ đi xuống đáng kể và các ngành theo hướng xuất khẩu của Singapore cũng như vậy.
Cảnh báo trên được đưa ra khi các thị trường tài chính toàn cầu bị tác động bởi những lo ngại rằng Hy Lạp chìm trong nợ nần có thể ra khỏi Eurozone sau khi các đảng phái ủng hộ chính sách khắc khổ vấp phải sự phản ứng dữ dội trong cuộc bầu cử ngày 6/5.
Bộ Thương mại của Singapore nói rằng cho dù chi tiêu tiêu dùng của châu Á tăng nhưng cũng không đủ để hạn chế những tác động do nhu cầu yếu ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt là Mỹ và châu Âu.
Theo bộ này, các nền kinh tế Eurozone sẽ vẫn yếu do thực hiện chính sách tài khóa khắc khổ và sự khó khăn của ngành ngân hàng tiếp tục làm giảm nhu cầu nội địa ở khu vực này.
Trong một báo cáo khác, International Enterprise Singapore (IE Singapore), cơ quan xúc tiến thương mại của Singapore, thông báo xuất khẩu của nước này đã tăng 6,1% trong quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái, trái ngược với mức sụt giảm 2,7% trong quý cuối cùng của năm 2011.
Tuy nhiên, IE Singapore cho biết họ cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng của năm nay đối với xuất khẩu phi dầu mỏ và tổng giá trị thương mại trong khoảng từ 3,0% đến 5,0% vì tình trạng không chắc chắn vẫn tồn tại ở Eurozone./.
(TTXVN)