Tiềm năng lớn từ cây dược liệu quý ở Lâm Đồng

Nhiều dự án thử nghiệm nuôi trồng bước đầu cho thấy nhiều cây dược liệu quý hiếm của Lâm Đồng có thể đưa vào sản xuất quy mô lớn.
Qua nhiều công trình nghiên cứu, dự án thử nghiệm, nhân giống, nuôi trồng vàbước đầu sản xuất đã cho thấy nhiều cây dược liệu quý hiếm của vùng đất Lâm Đồngcó thể đưa vào sản xuất quy mô lớn.

Theo đánh giá của tiến sỹ Trần Công Luận, Trung tâm Sâm và Dược liệu Thànhphố Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa phương có nguồn tài nguyêndược liệu vô cùng phong phú.

Một số cây thuốc có thể đáp ứng nhu cầu dược liệu giàu hoạt chất triển vọng ởLâm Đồng như thông đỏ, sâm Ngọc Linh, đảng sâm, sa nhân tím, xuyên tâm liên,thiên niên kiện, pơ mu, quế bạc, đinh lăng, dương cam túc, thanh hao hoa vàng…

Là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng có nguồn tài nguyên thực vậtđộc đáo và đa dạng, phong phú, là nguyên liệu cho ngành dược liệu với nhiều loạicây rừng, cây thuốc, rau, hoa… có giá trị về mặt y học và cả giá trị kinh tế.

Theo kết quả điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu tỉnh Lâm Đồng củaTrung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh đã ghi nhận được 2.170loài. Trong đó có nhiều cây dược liệu, loài quý hiếm, loài đặc hữu như thông đỏ(phân bố tại khu vực hẻm núi ở các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và ĐàLạt), đảng sâm (ở Lạc Dương, Đơn Dương, Đà Lạt), thiên niên kiện (ở Bảo Lộc, ĐứcTrọng, Di Linh), sa nhân (ở Bảo Lộc, Di Linh, Đạ Huoai), thổ phục linh (ở hầuhết các huyện), sa nhân tím, hoa trà mi, thông 2 lá dẹt, thông 5 lá, nắp ấmTrung bộ, Hoàng liên ô rô, nữ lang, chè dây….

Nhiều loài có trữ lượng khá lớn, có thể khai thác phục vụ cho y học cổtruyền. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, cây sâm Ngọc Linh, dù không phải câybản địa của Lâm Đồng nhưng sinh thái Đà Lạt, công nghệ nhân giống và kỹ thuậttrồng cho phép sản xuất quy mô hàng hóa.

Tiến sỹ Phạm S, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho rằng, tỉnh LâmĐồng nói chung và Đà Lạt nói riêng cần khai thác tiềm năng từ lĩnh vực y tế, đặcbiệt là thế mạnh về cây dược liệu.

Theo ông, Đà Lạt cần thu hút các dự án trồng cây dược liệu quý hiếm mà cácnơi khác không có điều kiện sinh thái phù hợp và không phải là cây bản địa, dođó khi Đà Lạt phát triển trồng các cây dược liệu quý hiếm sẽ là là nơi sản xuất,cung cấp nguồn nguyên liệu dược liệu quý, với sản phẩm đa dạng (trà thảo dược,thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm, cao…) và có giá trị kinh tế cao.

Cũng theo tiến sỹ Phạm S, tỉnh cũng cần tập trung vào các cây dược liệu quýhiếm như cây thông đỏ được coi là loại dược liệu quý, dùng trị nhiều bệnh, đặcbiệt lá và vỏ cây có thể tách chiết các hoạt chất để điều chế thuốc chữa ungthư, nhu cầu hiện nay và giá trị trên thế giới ngày càng cao.

Cùng với đó là các cây sâm Ngọc Linh, đảng sâm, cây thất diệp nhất chi hoa,cây chè dược liệu Thiên Kim Trà, cây kim cương, cây thạch tùng răng cưa. Hoạtchất của các loại cây dược liệu này dùng sản xuất các chế phẩm chữa các bệnh vềhen suyễn, phù nề, ung nhọt, mỡ trong máu, điều trị khối u, cao huyết áp, suythận di tinh, đau lưng, phong thấp, tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt… giúp tăngcường sức khỏe, bổ ngũ tạng, khí huyết lưu thông, an thần…

Những cây dược liệu quý hiếm này có thể trồng và sản xuất quy mô lớn ở Đà Lạtvà các vùng phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng./.

Hoàng Liên Sơn (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục